Nếu muốn sống thọ, đừng vấp phải 5 thói quen ăn uống này
7 thói quen ăn uống phản khoa học nhưng rất nhiều người làm | |
Làm gì để 'đánh bay' mùi hôi ở miệng? |
1. Thích ăn cơm từ gạo trắng
Nhiều người có thói quen gạo phải thật trắng mới là gạo sạch. Thế nhưng có thể bạn chưa biết, lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu.
Gạo chế biến càng tinh thì lượng xenlulo càng giảm, khó tạo ra cảm giác no bụng khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì. Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm ít xenlulo có tỉ lệ mắc bệnh xơ cứng mạch máu và cao huyết áp gấp đôi bình thường.
Gạo lức chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nguồn: Internet |
Nên làm: Nên thay cơm từ gạo trắng bằng gạo lức. Bởi trong lớp vỏ cám của gạo lức còn rất nhiều nguyên tố vi lượng và xenlulo thực vật cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, hạt kê vàng, hạt cao lương rất giàu khoáng chất như crôm, magiê tốt cho sức khỏe. Khi thực phẩm đã qua quá trình tinh chế, hai hàm lượng đáng quý ấy sẽ giảm đi đáng kể.
2. Kén chọn thức ăn
Kén chọn thức ăn dẫn đến nguy cơ không cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu tiêu thụ không đủ lượng rau xanh cần thiết, bạn sẽ bị thiếu vitaminn C. Chất này vốn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giúp giảm hoặc phòng tránh bệnh xơ cứng động mạch.
Không nên quá kén ăn. Nguồn: Internet |
Ăn ít thực phẩm chế biến từ đậu sẽ không tốt cho sự bài tiết cholesterol. Một số người không ăn tỏi, hành vì mùi vị khó chịu của nó mà không biết rằng các loại gia vị này có tác dụng giảm mỡ máu rất tốt.
3. Ăn tối quá muộn
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người phải ăn bữa tối quá muộn. Thói quen này làm xáo trộn thời gian ngủ và ảnh hưởng không tốt đến đồng hồ sinh học của bạn. Thường xuyên ăn tối muộn, sẽ khiến bạn “tá hỏa” với lớp mỡ bụng ngày càng dày lên.
Ăn tối cũng khiến hàm lượng chất béo triglyceride trong máu tăng cao. Nếu vượt quá con số cho phép có thể dẫn đến tình trạng đau tim, thậm chí là đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng. Với những người trẻ tuổi, tình trạng này có thể hiếm xảy ra nhưng biểu hiện sẽ rõ rệt trong tương lai.
Nên làm: Khoảng thời gian ăn tối lành mạnh là giữa 18-21 giờ và thời điểm tốt nhất là 18 giờ 30. Nếu ăn muộn, hãy cố kết thúc bữa tối trước 22 giờ. Ngoài ra, nói không với đồ ăn nhẹ nửa đêm, vì chúng sẽ làm hỏng kế hoạch giảm cân của bạn.
4. Ăn ngọt
Lượng đường nạp vào quá mức sẽ dẫn đến dư thừa và chuyển hóa thành mỡ, từ đó làm cho mỡ máu tăng cao, có nguy cơ gây nên bệnh tắc động mạch vành. Nghiên cứu cho thấy đường làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.
Người bình thường nếu ăn thực phẩm chứa nhiều đường trong ba tuần liên tục, lượng đường triglyceride trong máu tăng cao gấp đôi. Nếu bệnh nhân bị mỡ máu cao mà ăn thực phẩm chứa nhiều đường thì triglyceride có thể tăng gấp 4-5 lần.
Nên làm: Hãy hạn chế đồ ngọt, hạn chế các loại thực phẩm chế biến với nhiều màu sắc và hương vị. Chọn sôcôla, hoa quả có đường là tốt nhất. Khi ăn đồ ngọt, kèm theo một tách trà xanh, sẽ giúp bạn ăn chậm hơn và tiêu hóa tốt hơn.
5. Ăn mất tập trung
Vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện tử, lướt web… khiến bạn ăn nhiều hơn, đồng nghĩa với nguy cơ thừa cân cao hơn so với những người không bị phân tâm. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa, đường ruột.
Vừa ăn vừa xem tivi ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Nguồn: Internet |
Nên làm: Hãy bỏ ngay thói quen cực kỳ xấu này bằng cách tắt hết những thiết bị điện tử, ngồi ăn cùng mọi người sẽ tốt hơn thế.
Theo Diệu Thảo/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05