Nếu lương giáo viên quá thấp sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục
Bồi dưỡng giáo viên kiểu… đối phó! | |
Chăm lo tốt đời sống CBGV, NV |
Thưa tiến sỹ, bên cạnh những thách thức như vấn đề biên soạn chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất...thì chất lượng đội ngũ giáo viên hiện đang được nhiều người quan tâm. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Bộ GD&ĐT nhận định: “Đội ngũ giáo viên phổ thông gần 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo” nhưng tôi e rằng chữ “chuẩn” ở đây chỉ có nghĩa là bằng cấp. Chúng ta chưa có nghiên cứu nào tiến hành một cách độc lập, hệ thống và dựa trên những phương pháp đáng tin cậy để đánh giá mức độ hài lòng của phụ huynh đối với chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay, trong đó có chất lượng của người thầy. Mặc dù Bộ GD&ĐT đã có tính đến những kế hoạch tập huấn trực tuyến và đào tạo nâng cao. Tuy vậy, việc thay đổi một cách nghĩ đã ăn sâu từ hàng nghìn năm theo lối thầy đọc, trò chép, không phải là chuyện dễ dàng, chưa nói tới việc thực hiện cách dạy mới, đánh giá mới.
Cần thay đổi cấp phát ngân sách để cải thiện thu nhập cho giáo viên. ảnh minh họa |
Theo tiến sĩ, yếu tố nào có tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục?
Theo tôi, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới không thể tách rời bài toán tài chính giáo dục và đây được coi là động lực làm việc của người thầy. Trong điều kiện nguồn lực công hạn hẹp nhưng vẫn cần phải xem tiền lương cho giáo viên là một ưu tiên hàng đầu, trước khi đầu tư cho cơ sở vật chất hay trang thiết bị. Có thể nghĩ đến việc tăng cường “xã hội hóa” bằng cách khích lệ nguồn vốn tư nhân đầu tư cho việc mở trường. Những người có điều kiện có thể cho con học trường tư rộng rãi, khang trang hơn. Những người không có điều kiện thì cho con học trường công trong điều kiện trường sở đơn giản. Nhưng dù trường công hay trường tư, giáo viên đều được hưởng mức sống trung bình trong xã hội mà không phải làm bất kỳ việc gì khác, nhất là không phải trông đợi những khoản đóng góp dưới mọi hình thức của phụ huynh học sinh thì mới mong chất lượng giáo dục đạt hiệu quả như mong muốn.
Cách ngân sách cấp nhỏ giọt không đủ bù chi và tiền lương giáo viên quá thấp như hiện nay đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Nếu ngân sách không thể tăng thì phải thay đổi cách cấp phát ngân sách. Như đã nói trên, nhà nước có thể chọn xây dựng một hệ thống trường công, trường bán công và trường tư, trên nguyên tắc, trường công không thu học phí, được nhà nước bao cấp đầy đủ cho đội ngũ giáo viên và trang bị cơ sở, vật chất ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được; trường bán công lấy thu bù chi và trường tư thu học phí theo thỏa thuận. Học phí được tính đầy đủ một lần, ngoài ra không có bất kỳ khoản đóng góp nào khác. Bất cứ học sinh phổ thông nào cũng được quyền học trường công. Nếu muốn học ở những trường sở khang trang hơn thì học ở trường bán công và trường tư.
Nhiều người cho rằng, không hẳn do lương giáo viên thấp ảnh hưởng chất lượng giáo dục mà do chính các bậc phụ huynh đã “góp phần” cho hệ quả này. Ý kiến của tiến sĩ?
Xã hội hóa giáo dục, cụ thể là phải tăng cường tiếng nói của xã hội, đặc biệt là phụ huynh trong việc lãnh đạo nhà trường. Theo tôi, cần chấm dứt ngay lối hoạt động của hội phụ huynh hiện nay mà nhiều người gọi một cách mỉa mai là “Hội phụ thu”, tức chỉ làm độc nhất một việc thu tiền. Phụ huynh là người có động lực mạnh mẽ nhất tham gia vào quá trình giáo dục, vừa giám sát trách nhiệm giải trình của nhà trường, vừa hỗ trợ cho nhà trường bằng những cách trong khả năng của họ. Hội phụ huynh hiện nay cần thay đổi tận gốc rễ, và một trong nhiệm vụ của họ là cử người tham gia hội đồng phụ huynh của trường. Hội đồng này cùng với hội đồng học sinh có vai trò và tiếng nói ngang tầm với hội đồng sư phạm của giáo viên, nhằm giám sát, góp ý và đánh giá thường xuyên các hoạt động của trường và tư vấn cho lãnh đạo trường.
Theo tiến sĩ Phạm Thị Ly, một số thành tích nổi bật mà học sinh Việt Nam đạt được trong các kỳ thi quốc tế (thi Olympic quốc tế và châu Á, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, các chương trình khảo sát đánh giá học sinh thực hiện ở nhiều nước nhằm so sánh quốc tế...) chỉ nói lên một điều là học sinh Việt Nam có đầy đủ tiềm năng phát triển trí tuệ không thua kém ai. Tuy vậy, những thành tích đó không đủ khiến chúng ta hài lòng với thực tế hiện nay, bởi trong thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa, thị trường lao động không quan tâm đến việc học sinh của chúng ta làm bài thi được bao nhiêu điểm mà chỉ quan tâm họ làm được những gì và có khả năng để học cái mới hay không. Như vậy, thi cử không còn là mục đích của việc học mà là phương tiện để ghi nhận mức độ tiến triển và cung cấp thông tin phản hồi để điểu chỉnh quá trình dạy và học. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40