Nể phục nguyên tắc giáo dục không đòn roi đặc biệt hiệu quả ở Ấn Độ
Đạo đức nhà giáo cần được nhìn thẳng, không né tránh | |
Công bố đáp án chính thức các môn thi THPT quốc gia 2017 |
Ở đất nước có sự tồn tại đan xen giữa đạo Hindu, đạo Phật và đạo Hồi như Ấn Độ, ngay cả những đứa trẻ nghịch ngợm, ngỗ ngược nhất cũng rất ít khi phải nhận hình phạt. Các bậc phụ huynh Ấn Độ tin rằng hành vi quát tháo, la hét sẽ không giúp ích gì cho việc giáo dục một đứa trẻ. Thay vào đó, nên chú ý tới những việc làm dưới đây:
Hành động dựa trên tình yêu thương
Ngay từ khi sinh ra, trẻ em Ấn Độ đã được dạy cách sống tốt và đối xử tử tế với bất kỳ sự sống nào. Sự kiên nhẫn là điều vô cùng quan trọng và được xem là chuẩn mực của đạo đức. Những cách thể hiện cảm xúc bực bội, làm tổn thương người khác được xem là điều không nên.
Kiểm soát thông tin
Phụ huynh Ấn Độ thường hạn chế cho con xem tivi với các chương trình nghệ thuật và giáo dục. Theo họ, đây là điều cần làm khi mà ngày nay, sự phát triển của internet và các thiết bị điện tử có thể mang tới những ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là nguy hiểm đối với tính cách của trẻ nhỏ.
“Tiên học lễ…”
Phụ nữ Ấn Độ đặc biệt cẩn thận trong việc dạy con nghi thức khi ngồi vào bàn ăn và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Một đứa trẻ 2 tuổi có thể nghịch ngợm với đồ ăn nhưng hành vi này sẽ không được tha thứ với những đứa bé 10 tuổi.
Cha mẹ phải làm gương
Cha mẹ Ấn Độ tin rằng thói quen hằng ngày của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của trẻ. Đó là lý do vì sao cách họ dạy con không bao giờ chỉ dừng lại ở lý thuyết mà luôn thực hiện bằng hành động cụ thể.
Gắn kết chặt chẽ
Các bác sĩ Ấn Độ khuyên mẹ nên ngủ cùng với các con để có thể hiểu và cảm nhận được nhau, tạo nên sự bình yên. Nếu con họ đang trong một trạng thái lo lắng, người mẹ sẽ dùng vòng tay ấm áp của mình để ôm chúng vào lòng.
Thể hiện những suy nghĩ của mình
Giáo dục ở trường coi trọng tinh thần và sự tha thứ. Trẻ em được dạy cách nói ra suy nghĩ của mình và cùng thảo luận về chúng. Các em được học yoga, luyện trí nhớ và cách mỉm cười khi học… Những điều này giúp học sinh khám phá được tiềm năng của mình.
Tốt hơn chính mình
Nhiệm vụ chính của bất kỳ học sinh nào là phải phấn đấu để tốt hơn chính mình. Hằng tháng, những học sinh xuất sắc sẽ được nhận thẻ đặc biệt. Trẻ em Ấn Độ phải cố gắng để luôn tốt hơn chính bản thân mình chứ không phải hơn người khác.
Giáo viên phải có sức chịu đựng
Giáo viên Ấn Độ phải có sức chịu đựng và lòng khoan dung ở mức cao. Họ không được tỏ ra bất mãn hay yêu cầu bất kỳ điều gì mà bản thân họ chưa làm được. Giáo viên Ấn Độ thường xuyên phải tập hợp lại để thảo luận những quy định trong hành vi của giáo viên.
Theo Huyền Anh/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12