Nâng cao kiến thức an toàn lao động: Góc nhìn từ ngành Y tế
Anh Nguyễn Ngọc Huy: An toàn lao động là trên hết | |
Thiết thực các hoạt động hưởng ứng Tháng công nhân 2019 | |
Xây dựng văn hóa an toàn lao động: Để phát triển bền vững |
Cần được quan tâm hơn
Ngành y tế là một ngành lao động đặc thù, cường độ lao động cao ở tất cả các hoạt động. Nhân viên y tế phải trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và trực tiếp tham gia xử lý các vụ dịch bệnh nên rất dễ bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan vi-rút, lao, SARS, H5N1…
ThS. Phạm Xuân Thành (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) cho biết cần nâng cao kiến thức an toàn lao động. |
Không những thế, nhân viên y tế còn phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại khác như bụi chứa các mầm bệnh, phóng xạ, điện từ trường, siêu âm, tiếng ồn, các khí gây mê, hoá chất khử khuẩn và các loại hóa chất.
Hiện nay, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với cán bộ, công nhân viên chức, lao động trong ngành y tế đang được các cấp, các ngành quan tâm rất nhiều. Theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ngành y tế có 26 danh mục nghề loại IV. Trong 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH thì bệnh nghề nghiệp trong ngành y tế chiếm tỷ lệ cao như: Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp, bệnh lao nghề nghiệp, bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…
Nhằm tuyên truyền sâu rộng và nâng cao hơn nữa ý thức an toàn vệ sinh lao động cho nhân viên ngành y, trong tháng 4 vừa qua, Công đoàn ngành y tế kết hợp với Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tổ chức tọa đàm, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Tọa đàm đề cập đến những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn cho người lao động, một số yếu tố làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động và những rủi ro về an toàn vệ sinh lao động đã được chuyển tải đến các cán bộ trong đơn vị. Từ đó, mỗi người sẽ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân đối với đơn vị, đồng nghiệp trong công tác an toàn vệ sinh lao động… |
Theo ông ThS. Phạm Xuân Thành (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế), hiện nay, Đảng và Nhà nước, Bộ Y tế đã có rất nhiều các chính sách quan tâm đến vấn đề an toàn lao động cho nhân viên y tế. Cụ thể, ông cho biết, từ tháng 8/2008 đến nay, dưới góc độ bảo vệ cho nhân viên y tế, chúng ta đã làm rất tốt.
Ví dụ, Chỉ thị số 07/CT-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế chỉ thị các đơn vị trong toàn ngành thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Đồng thời Bộ y tế ban hành quyết định 3079/QĐ-BYT về quy chế tổ chức, hoạt động hệ thống làm công tác của Bộ lao động tại cơ sở y tế.
Tiếp tục, trong năm 2013, ban Bí thư ban hành chỉ thị số 29/CT-BYT về tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao đông, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
“Tất cả từ Đảng, chính quyền đều quan tâm đến sức khỏe của người lao động. Năm 2015, Quốc hội ban hành Luật An toàn vệ sinh lao động, đây là một luật chuyên ngành, và rất là mới mà trong Đông Nam Á chỉ có 3 nước là có luật chuyên ngành này. Đây là một trong những nội dung quan tâm đến sức khỏe người lao động”, ông Thành nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thành cho biết thì hiện nay có 53 triệu người lao động thì chỉ có gần 24 triệu lao động có hợp đồng lao động, gần 30 triệu người lao động không có hợp đồng lao động. Thế nhưng, trong luật An toàn vệ sinh lao động cũng đã đề cập đến vấn đề phải tiếp cận để chăm sóc số lao động này.
Ông Thành cũng cho biết, hiện nay, trong số các nhân viên y tế, có đến 50% số người làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Mà theo Quyết định 3033/QĐ-BYT của Bộ Y tế Ban hành, những người làm công việc nặng nhọc nguy hiểm thì buộc phải được tham gia khám, phát hiện, chữa bệnh. Trong quý I năm 2019, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đã phối hợp với Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội; Vụ kế hoạch tài chính Bộ Y tế đã đi đánh giá tại 7 tỉnh luật thực hiện vệ sinh an toàn lao động, đổi mới cơ chế chính sách trong y tế, nghị quyết số 18/2018 về đổi mới y tế.
“Khi đi kiểm tra các đơn vị, thì thấy rằng ngành y tế đã có tổ chức triển khai được một số nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế. Nhưng còn một số nội dung khác chưa thực sự quan tâm. Chúng ta mới chỉ tập trung vào khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên. Trong năm 2018, khi đi kiểm tra 34 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thì chỉ có 5 bệnh viện tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
Trong 5 bệnh viện tổ chức khám đó, hầu hết bệnh viện nào cũng phát hiện được nhân viên y tế mắc bệnh nghề nghiệp. Ví dụ tại Bệnh viện 74 Trung ương phát hiện 5 trường hợp, tổng cộng số người bị lao, viêm gan vi rút lên tới gần 20 người; Bệnh viện Hữu Nghị phát hiện 5 trường hợp; Viện Phổi Trung ương phát hiện rất nhiều”, ông Thành cho biết.
Phòng chống bệnh nghề nghiệpthông qua tiêm an toàn
Ông Thành cho biết, việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế có rất nhiều nội dung, trong đó chủ yếu tập trung vào các vấn đề tiêm không an toàn. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tiêm không an toàn có thể gây ra những biến chứng như: áp xe, teo cơ tại vị trí tiêm, choáng phản vệ và đặc biệt là nguy cơ lây truyền các virus qua đường máu như virus viêm gan B, viêm gan C và HIV cho cả người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Thống kê năm 2000 của WHO cho thấy tiêm không an toàn gây ra 32% số ca nhiễm HBV mới, 40% số ca nhiễm HCV mới và 5% số nhiễm ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu. Đây là một trong những vấn đề của ngành y tế khi thực hiện các mũi tiêm không an toàn
Tại Việt Nam, hội điều dưỡng đã đưa ra các nghiên cứu, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thực trạng đáng báo động về tiêm an toàn (TAT). Thống kê cho thấy, có tới 70% số mũi tiêm được kê là không cần thiết và có thể được thay thế bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi. WHO khẳng định, năm 2000, có tới 50% số mũi tiêm ở các nước đang phát triển không an toàn. Tại Việt Nam, số liệu khảo soát cho thấy 55% số nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về kiểm soát nhiễm khuẩn trong tiêm.
Cụ thể, đối với các đơn vị trong ngành sở Y tế phổ biến, quán triệt Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn đến toàn thể cán bộ, viên chức người lao động trong đơn vị để thực hiện. Treo băng zôn, khẩu hiệu hưởng ứng trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị. Thực hiện quan trắc môi trường lao động và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc. Cải thiện điều kiện làm việc đối với các vị trí làm việc có nguy cơ cao để hạn chế nguy cơ bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Lập mới, cập nhật hồ sơ quản lý vệ sinh lao động.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Riêng cán bộ làm việc tại các vị trí có nguy cơ cao mắc một số bệnh nghề nghiệp đặc thù như: Lao, HIV, viêm gan B, viêm gan C cần khám xác định tình trạng hiện tại làm cơ sở theo dõi và thực hiện chế độ chính sách khi chẳng may bị mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến vị trí làm việc.
Lập, cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động và thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm, quản lý, vận hành máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định hiện hành của nhà nước.
Đối với cộng đồng, ngành y tế đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền: Xây dựng các tài liệu, chuyên đề, chuyên mục có nội dung tuyên truyền giáo dục về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại các cơ sở lao động.
Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, quan trắc môi trường lao động; củng cố hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, hồ sơ quản lý vệ sinh lao động. Phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh lao động các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn theo phân cấp.
K. Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40