Xây dựng văn hóa an toàn lao động: Để phát triển bền vững
Báo động về mất an toàn lao động | |
Tăng cường đảm bảo an toàn lao động và phòng chống nạn bạo hành |
Thờ ơ gây hậu quả nghiêm trọng
Anh Phùng Văn Hùng (quê Phú Thọ) cùng đồng nghiệp nhận xây dựng các công trình dân dụng tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm). Giữa trời nắng gắt, không đồ bảo hộ lao động, nhóm lao động tự do này đứng trên những giàn giáo tự chế cao hàng chục mét để hoàn thiện phần ngoài của ngôi nhà 4 tầng.
Dù biết công việc của mình nguy hiểm và cũng đã có một vài lần sơ sẩy dẫn đến tai nạn nhưng anh Hùng và các đồng nghiệp vẫn rất chủ quan với việc phòng, tránh tai nạn lao động. “Để trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cũng phải tốn một khoản chi phí khá lớn nên không ai muốn đầu tư. Người nào khó chịu với nắng, bụi thì đội mũ, nón, đeo khẩu trang. Mà như thế cũng khó khăn khi làm việc, không có hiệu quả cao vì vướng víu”, anh Phùng Văn Hùng tâm sự.
Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và xã hội phát triển bền vững. |
Cũng giống như nhóm của anh Hùng, đa số người lao động, nhất là lao động tự do, lao động ở các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động cũng chưa quan tâm xây dựng môi trường làm việc an toàn, kỷ luật, văn minh. Chính sự thờ ơ đó khiến nhiều lao động, doanh nghiệp phải trả giá bằng tính mạng, tài sản, sức khỏe, uy tín…
Đơn cử như Công ty Cổ phần Thép Việt Hàn ở Cụm công nghiệp Quất Động, xã Quất Động (huyện Thường Tín) nhiều lần bị nhắc nhở, xử phạt do để xảy ra một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng hay làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) tháng nào cũng xảy ra một vài vụ tai nạn lao động gây thương tích. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2018, toàn Thành phố xảy ra 694 vụ tai nạn lao động khiến 195 người tử vong, nhiều người bị thương, tăng 74,3% về số vụ việc so với giai đoạn trước.
Tai nạn xảy ra nhiều ở ngành xây dựng, cơ khí - luyện kim, điện, vật liệu nổ công nghiệp… Nguyên nhân do làm việc trong môi trường chưa bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, một số lao động có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp…
Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có hơn 200.000 doanh nghiệp, hơn 1.000 làng nghề truyền thống đang hoạt động; gần 4 triệu lao động đang làm việc trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Ngoài ra, Thành phố còn có hàng triệu lao động tự do. Trên thực tế, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp có thể lớn hơn nhiều con số được công bố vì đa số doanh nghiệp, địa phương chưa chủ động báo cáo hoặc cố tình che giấu.
Trao đổi tại một hội nghị về lao động việc làm mới đây, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, Trung bình mỗi năm, toàn Thành phố chỉ có 5 -7% doanh nghiệp báo cáo về tình hình an toàn lao động. Số doanh nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc mới đạt khoảng 10%.
Vì sự phát triển của doanh nghiệp
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển nhanh theo hướng mở, ngoài trình độ chuyên môn, tay nghề, những lao động có sức khỏe, được làm việc trong môi trường an toàn sẽ phát huy khả năng tốt hơn. Doanh nghiệp có văn hóa an toàn tại nơi làm việc và chấp hành nghiêm quy định về an toàn lao động, thì sản phẩm làm ra sẽ được thị trường đón nhận nhiều hơn.
Mà theo Tổ chức Lao động thế giới, văn hóa an toàn lao động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; Việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy trình, quy phạm an toàn lao động; Sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ mình của người lao động. Như vậy có thể nói, văn hóa an toàn lao động cũng là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp, giúp người lao động an tâm sản xuất và người sử dụng lao động cùng doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
Hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách thức, kỹ năng chủ động phòng chống; tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại những cơ sở, ngành nghề có nhiều nguy cơ. Từ năm 2016 đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính hơn 400 doanh nghiệp với số tiền hàng tỷ đồng. Có thể kể đến như Công ty Cổ phần Sumi Việt Nam bị phạt 25 triệu đồng do không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xây dựng Yến Nhi bị phạt 15 triệu đồng do không khai báo tai nạn lao động…
Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bên liên quan, trong những tháng đầu năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Hoạt động tuyên truyền tập trung vào khu vực không có hợp đồng lao động. Theo đó, các đơn vị, địa phương cần tổ chức diễn đàn đối thoại với người lao động; mở lớp tập huấn nâng cao về an toàn, vệ sinh lao động cho đại diện doanh nghiệp, người lao động; quan tâm đến đời sống của nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Ngoài những giải pháp đang triển khai, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội mong muốn các cơ quan chức năng bổ sung hệ thống thanh tra an toàn, vệ sinh lao động đến cấp huyện; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý lao động. Nhóm lao động không theo hợp đồng cần được tham gia, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện…
Đồng thời, cần nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp, làm căn cứ cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43