Nâng cao chất lượng sống cho nhân dân
Hiện đại gắn với văn minh thanh lịch | |
Ước vọng thành phố thông minh | |
Xác định nguồn lực phát triển Thủ đô |
Thành phố và cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực để tạo ra thực phẩm an toàn phục vụ nhân dân (ảnh CTV). |
Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội
Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa của cả nước, dân cư đông đúc, thu hút lượng lớn lực lượng lao động trẻ từ các tỉnh, thành phố lân cận về sinh sống và làm việc. Vì thế, công tác bảo đảm An sinh xã hội nói chung và thực hiện giải quyết việc làm, các vấn đề an sinh xã hội…gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, với nỗ lực từ các cơ quan, ban, ngành, vấn đề an sinh xã hội cho người dân thủ đô từng bước được bảo đảm.
Trong 65 năm qua, đặc biệt là hơn 10 năm Thủ đô mở rộng địa giới hành chính, cùng việc tăng đột biến cả về diện tích, dân số…việc đầu tiên người dân dễ nhận thấy đó chính là việc Thủ đô đảm bảo rất tốt công tác an sinh xã hội. Số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thủ đô hiện là địa phương có số xã hoàn thành nông thôn mới cao nhất cả nước với 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu đề ra).
Trong đó, có 3 xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018. Toàn thành phố hiện có 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và có thêm 4 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới gồm: Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn nhờ đó cũng tăng nhanh, đạt 46,5 triệu đồng/năm. Với những nỗ lực trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới, Hà Nội đã về đích trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Ngoài ra, Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: Xây mới, sửa chữa nhà ở, tạo việc làm, cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh, ưu đãi về tín dụng… cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Trong đó, Hà Nội đã giải quyết cho hơn 1,4 triệu lao động (trên 60% lao động đã qua đào tạo nghề); hỗ trợ và sửa chữa nhà ở cho 4.406 hộ nghèo; xây mới và sửa chữa cho 8.589 nhà cho người có công với cách mạng...
Nhiều chính sách an sinh xã hội trên địa bàn đã được triển khai và nhận được sự hưởng ứng của người dân thành phố như: Cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người có công, người khuyết tật, người cao tuổi; trợ cấp hàng tháng cho cựu thanh niên xung phong; hỗ trợ tiếp cận sử dụng truyền hình số mặt đất cho toàn bộ hộ nghèo; mở rộng đối tượng miễn giảm học phí đến 13 xã miền núi, 2 xã ven sông; đồng thời thực hiện chế độ học phí ở mức thấp nhất và thể hiện sự quan tâm chăm sóc các đối tượng nghèo, khó khăn…
Nhằm phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, năm 2018, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trích ngân sách hỗ trợ cho các địa phương có hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã hỗ trợ, ủng hộ thêm hàng trăm tỷ đồng.
Nhờ đó, Hà Nội đã hoàn thành xây mới, sửa chữa 4.166 nhà cho hộ nghèo. Hiện, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm nhanh. Đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,16%, hiện 5 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Tây Hồ và Hoàn Kiếm đã không còn hộ nghèo.
Về giáo dục, trong suốt giai đoạn 2009 - 2019, Hà Nội luôn xác định sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là trọng điểm ưu tiên trong chính sách phát triển. Các trường chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia được quan tâm xây dựng. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.
Trong hai năm 2016 - 2017, đã cải tạo, sửa chữa và xây mới 177 trường, 6.209 phòng học; công nhận mới 249 trường chuẩn quốc gia, công nhận lại 339 trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về cả số lượng và chất lượng giáo dục của Thủ đô.
Với vai trò là lá cờ đầu về giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên đứng lớp của Thủ đô 100% đạt chuẩn, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt cao; 80% giáo viên dạy tiếng Anh đạt chuẩn năng lực tiếng Anh. Tỷ lệ phổ cập giáo dục được duy trì; tiếp tục dẫn đầu về số lượng, chất lượng trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế; hoạt động dạy học, thi cử, kiểm tra, đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực.
Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là động lực quan trọng để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, đề án nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, góp phần đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế tri thức; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học… Kết quả đáng mừng, Hà Nội xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông…
Hướng đến phát triển bền vững
Cùng với những kết quả đã đạt được trong năm 2018, cũng như kết quả tích cực trong công cuộc đổi mới, đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt Thủ đô. Tuy nhiên, năm 2019, một năm được coi là “bản lề” với Hà Nội và đất nước.
Đó là tròn 50 năm toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2019); kỷ niệm 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”... Đặc biệt, đất nước đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế giữa lúc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hằng ngày, hằng giờ tác động, biến chuyển.
Hà Nội, với thế và lực của thủ đô sau hơn 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính đang cần có thêm những động lực mới để phát triển, nhất là trước yêu cầu tăng tốc trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc…
Theo các chuyên gia về Lao động, việc làm và xã hội, thì vấn đề an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ Hà Nội cần phải tiếp tục đổi mới, khắc phục những hạn chế, chính sách chưa đồng bộ; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách an sinh xã hội đến người dân.
Để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, đóng góp hiệu quả vào nền kinh tế quốc gia, các chuyên gia cũng cho rằng, thời gian tới Hà Nội cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp quan trọng như: Đổi mới và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo an sinh xã hội; từng bước hình thành khung chính sách năng động phù hợp với xu hướng mà các nước có nền an sinh xã hội tiến bộ; tập trung phát triển dịch vụ xã hội bền vững và dễ tiếp cận đến với người dân. Đồng thời, tăng cường các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ việc làm hướng đến xã hội an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần đẩy mạnh việc phát triển hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân; xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, nhiều tầng lớp, hướng tới bao phủ toàn bộ người dân, trong đó có chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân.
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực của Nhà nước đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng dễ bị tổn thương, người dân nghèo...
Với những định hướng và giải pháp cụ thể, chúng ta có thể thấy công tác an sinh xã hội của thành phố Hà Nội sẽ khởi sắc trong giai đoạn 2019 - 2020; qua đó, đưa Hà Nội giữ vững vị thế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước; góp phần cùng cả nước nhanh chóng đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, tiến nhanh, tiến mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49