Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Hà Nội phổ cập giáo dục mầm non về đích trước 2 năm | |
Sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 |
Thực hiện Nghị quyết số 04/2009/NQ – HĐND ngày 17/7/2009 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa VIII – kỳ họp thứ 18 về Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Thành phố Hà Nội đến năm 2015; Đề án số 106/ĐA – UBND ngày 30/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) Thành phố Hà Nội đến năm 2015, 5 năm qua các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở, tạo bước chuyển biến toàn diện về chất lượng GDMN Hà Nội
Trong 5 năm thực hiện đề án, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non phát triển mạnh với tổng số 59.615 người. Cán bộ quản lý trình độ chuyên môn trên chuẩn tăng 22,7%; đạt trình độ chuẩn kiến thức quản lý giáo dục tăng 11,3%; đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị tăng 44,7%; trình độ tin học A trở lên tăng 70,9%. Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo tăng 4,5%; trình độ trên chuẩn tăng 21,7%; trình độ tin học A tăng 49,6%.
Thực hiện có chất lượng chương trình GDMN là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Trong 5 năm qua, GDMN Hà Nội liên tục đạt chỉ tiêu dẫn đầu toàn quốc, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường giảm từ 1,8 đến 2,1% so với đầu năm học.
Về chất lượng giáo dục, nếu như năm 2009 mới chỉ có 30,8% số trường thực hiện chương trình GDMN mới, đến nay 100% trường và 100% nhóm lớp đã thực hiện chương trình GDMN mới và chương trình quốc tế đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội cũng đã triển khai thực hiện đại trà Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, được Bộ GD&ĐT chọn làm điểm triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường MN giai đoạn 2013-2016”.
Với công tác phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, năm 2013, 100% quận, huyện, thị xã đã đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Hà Nội là 1 trong 10 tỉnh thành đầu tiên của cả nước đạt Cờ phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, về đích trước 1 năm so với kế hoạch của Thành phố, trước 2 năm so với toàn quốc.
Tính đến hết năm 2015, tổng số trường MN đạt Chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 301 trường, đạt tỷ lệ 30%, trong đó có 10 quận, huyện có tỷ lệ trường MN công lập chuẩn quốc gia cao trên 50% đến 100% là: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Thanh Trì, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Sóc Sơn, Thanh Xuân; 3 quận, huyện là Hoàn Kiếm, Thanh Oai, Mỹ Đức từ năm 2009 chưa có trường MN Chuẩn quốc gia, nay đã đạt tỷ lệ 33%-40%.
Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng GDMN Thành phố Hà Nội đến năm 2015”, để duy trì và giữ vững những kết quả đã đạt được, thực hiện những chỉ tiêu chưa hoàn thành, Thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng GDMN Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020” trong đó tập trung vào một số mục tiêu cơ bản như nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học ra lớp; cải tạo, xây mới, phấn đấu mỗi quận và huyện có điều kiện có ít nhất 1 trường MN Chất lượng cao; thực hiện chế độ chính sách bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ; điều chỉnh, nâng định mức chi thường xuyên cho trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà Thành phố Hà Nội đã đạt được trong 5 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng GDMN”. Theo Thứ trưởng, sau 5 năm, GDMN của Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực như quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất, số lượng, chất lượng đội ngũ… so với điểm xuất phát. Phát huy những thành tích đã đạt được và để GDMN Hà Nội tiếp tục phát triển góp phần vào sự phát triển chung GDMN của cả nước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị Thành phố Hà Nội tiếp tục củng cố, quy hoạch đầu tư, xây dựng mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ngoài chuẩn nghề nghiệp phải bám sát chuẩn chức danh nghề nghiệp; nâng cao trình độ trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên; nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền…
Nhân dịp này UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định trao Bằng khen cho 69 tập thể và 75 cá nhân có thành tích xuất sắc, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng tặng Giấy khen cho 24 tập thể có thành tích tiêu biểu trong thực hiện đề án.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36