Mong lắm sự bình yên
Hơn 2.300 tỷ đồng chăm lo Tết cho công nhân lao động | |
Ước gì em cũng “bốn C”! |
Với nhiều CNLĐ đang làm việc trong các KCN - CX Hà Nội do đặc thù là đi làm xa nhà, phải thuê trọ nên vấn đề chỗ ở luôn được quan tâm đặc biệt, bởi có an cư thì mới lạc nghiệp. Tuy nhiên, một số CNLĐ mặc dù đã làm việc trong các KCN - CX Hà Nội được một thời gian nhưng vấn đề chỗ ở vẫn chưa đâu vào đâu. Điều đó khiến cho họ cảm thấy thực sự mệt mỏi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và nguồn thu nhập.
Một khu nhà trọ của CNLĐ tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh M.Quý |
Chị Nguyễn Thị Trang (26 tuổi, quê Thanh Hóa) đang làm việc cho một công ty nước ngoài tại KCN Thăng Long chia sẻ: “Tôi làm trong KCN này đã hơn 2 năm. Công việc thì cũng đã ổn định nhưng chỗ ở thì chưa đâu vào đâu, trong hơn 2 năm qua, tôi chuyển trọ không biết bao nhiêu lần.
Cứ mỗi lần tìm và chuyển chỗ trọ là tôi rất mệt mỏi. Mới đây, tôi vừa chuyển từ thôn Bầu (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) sang khu trọ tại xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội). Đa số những lần chuyển nhà, lý do chủ yếu là do ý thức của những người cùng thuê trọ trong khu đó chưa tốt, thường xuyên gây ồn ào, không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung… điều này làm ảnh hưởng đến không gian sống chung của cả tập thể.”
Ai trong số chúng ta cũng muốn có một chỗ an cư tốt để sau những giờ làm việc mệt mỏi, trở về nơi ở của mình tìm cảm giác bình an. Với không ít công nhân, họ không có tiền mua nhà để ở; khu nhà dành cho công nhân cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên đành phải ra ngoài KCN thuê nhà dân. Bởi vậy, khi biết chúng tôi là nhà báo, một số công nhân nữ nhắn nhủ rằng: Các anh viết gì thì viết, chỉ xin viết hộ chúng em một điều các cấp chính quyền nên xuống sát với chúng em, để nghe chúng em nói và sau đó có biện pháp để trả lại cho các khu nhà trọ sự bình yên. |
Chị Trang chia sẻ, nếu các khu nhà trọ khác có quy định chặt chẽ giờ giấc sinh hoạt, giải trí thì ở một số khu nhà trọ nơi chị ở ngày trước, người thuê trọ chưa có khái niệm "giờ giới nghiêm".
Chị kể, ở xóm trọ cũ của chị, có một nhóm bạn làm cùng một công ty trong KCN Thăng Long, thuê cùng một lúc 3 phòng trọ sát nhau, lúc đi làm thì không sao, cứ về phòng trọ là họ lại gây ồn ào, làm phiền cả khu trọ. Có nhiều hôm họ còn tụ tập, ăn uống hát hò ầm ĩ đến 1 - 2 giờ đêm khiến cả khu trọ vừa bức xúc vừa mệt mỏi. Đi làm vất vả cả ngày, đêm về chỉ mong sao có một giấc ngủ để có sức ngày mai đi làm tiếp cũng không được.
Điều đáng nói, nhiều khu trọ không đảm bảo an ninh, trật tự cũng là điều mà không ít CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX Hà Nội rất lo lắng. Đặc biệt, những CNLĐ lần đầu lên Hà Nội làm việc và thuê trọ, chưa có kinh nghiệm sống tại các khu trọ sẽ rất dễ trở thành đối tượng hướng đến của những kẻ gian, chuyên đi trộm cắp.
Chị Trần Thị Hải (23 tuổi, quê Nam Định) đang làm việc trong KCN Nội Bài chia sẻ: “Hồi mới lên Hà Nội xin làm việc trong KCN Nội Bài, tôi có thuê một phòng trọ trong khu nhà trọ tự quản. Lúc mới đến, mặc dù đã được các anh chị trong cùng khu trọ nhắc nhở phải cẩn thận và phải tự bảo vệ tài sản của mình. Tôi đã hết sức cẩn thận nhưng rốt cuộc vẫn bị kẻ gian đột nhập vào phòng lấy trộm mất hơn 2 triệu đồng và một chiếc điện thoại Samsung.”
Chị Hải chia sẻ: “Những ngày sau đó, ở nhà thì không sao nhưng cứ đi làm là tôi lại thấp thỏm lo sợ kẻ gian sẽ lại vào phòng trộm đồ lần nữa. Cửa phòng dù có khóa cũng như không vì bọn trộm cắp rất ma mãnh. Chính vì thế, ngay sau khi hết tháng, tôi đã trả phòng và chuyển đến một chỗ trọ mới, có chủ nhà quản lý, dù giá thuê đắt hơn một chút tôi cũng chấp nhận. Chứ cứ sống như ở chỗ trọ cũ, tôi không yên tâm làm việc được.”
Anh Nguyễn Văn Linh (30 tuổi, quê Nghệ An) đang làm việc trong KCN Sài Đồng cũng chia sẻ, ở khu anh thuê trọ đa phần là CNLĐ, diện tích khu trọ khá rộng và có nhiều phòng trọ nên chủ nhà có làm cổng để phòng ngừa trộm cắp. Người thuê ra vào phải tự đóng cổng để bảo đảm an ninh trật tự cho khu nhà trọ.
Chủ nhà cũng đưa ra quy định nếu ai ra, vào không đóng cổng mà bị phát hiện sẽ phải nộp phạt. Tuy nhiên, theo anh Linh, nhiều người thuê trọ rất hớ hênh và chủ quan, do đó đã xảy ra tình trạng kẻ gian bên ngoài lẻn vào khu nhà trọ lấy trộm xe máy. Sau sự việc đó, mọi người trong khu trọ đều cảnh giác hơn, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau hơn, không còn kiểu “thân ai người nấy lo, của ai người nấy giữ” nữa.
Không chỉ có nỗi lo về an ninh trật tự, ý thức và thái độ sống chung với tập thể của một số người thuê trọ mà nỗi lo về chất lượng dịch vụ cũng đang được rất nhiều CNLĐ thuê trọ quan tâm. Chị Vũ Thị Bích (quê Thái Bình) đang làm việc trong KCN Thăng Long chia sẻ: “Ở khu trọ của chúng tôi, mọi người lo lắng nhất là vấn đề vệ sinh môi trường. Phòng nào cũng tự giác vứt rác thải hàng ngày, không để tồn đọng.
Nhưng ở khu vệ sinh chung của cả khu trọ đang bị xuống cấp, xập xệ, gần đấy thì có một vùng trũng, bao nhiêu nước thải sinh hoạt của cả khu trọ đều dồn hết về đó, tạo điều kiện cho các loài ruồi, muỗi sinh sôi nảy nở, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người thuê trọ. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chủ nhà trọ cải tạo khu vực vệ sinh chung đó. Chủ nhà trọ cũng đã hứa sắp tới sẽ cải tạo để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người thuê trọ.”
Ai trong số chúng ta cũng muốn có một chỗ an cư tốt để sau những giờ làm việc mệt mỏi, trở về nơi ở của mình tìm cảm giác bình an. Với không ít công nhân, họ không có tiền mua nhà để ở; khu nhà dành cho công nhân cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên đành phải ra ngoài KCN thuê nhà dân.
Bởi vậy, khi biết chúng tôi là nhà báo, một số công nhân nữ nhắn nhủ rằng: Các anh viết gì thì viết, chỉ xin viết hộ chúng em một điều rằng: Các cấp chính quyền nên xuống thị sát với chúng em, để nghe và nhìn chúng em ở, sau đó có biện pháp để trả lại cho các khu nhà trọ sự bình yên.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21