Vui chơi, nhớ chớ quá đà!
Trẻ buông thả chơi Tết rất dễ trượt dài | |
“Sống thử” hại đủ đường |
Giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt ngày càng tăng cao, trong khi đồng lương vốn chẳng dư dả khiến cho CNLĐ tại các KCN - CX luôn phải tiết kiệm, tính toán chi li từng đồng, nhiều khi đi chợ phải mặc cả từng mớ rau, lạng thịt.
Nhiều CNLĐ trẻ tại các KCN - CX tranh thủ vui chơi vào buổi tối. Song "Vui chơi nhớ chớ quá đà/ Nghỉ còn làm việc/Kiếm tiền sinh nhai) |
Thế nên, có những cặp vợ chồng có con nhỏ phải chấp nhận gửi con về quê nhờ ông bà nội, ngoại chăm sóc để giảm chi phí tiền thuê người trông con mặc dù biết rằng con mình sẽ phải chịu thiệt thòi vì thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc của cha, mẹ. Cuộc sống của CNLĐ tại các KCN - CX khó khăn là thế nhưng nhiều CNLĐ trẻ, chưa có gia đình đôi khi vẫn lao vào con đường lô, đề, nhậu nhẹt. Tất nhiên, đây không phải là hình ảnh của công nhân các KCN trên địa bàn thành phố, mà chỉ là những “điển hình” cho một số công nhân có thói quen xấu này.
Giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt ngày càng tăng cao, trong khi đồng lương vốn chẳng dư dả khiến cho CNLĐ tại các KCN - CX luôn phải tiết kiệm, tính toán chi li từng đồng, nhiều khi đi chợ phải mặc cả từng mớ rau, lạng thịt. Thế nên, có những cặp vợ chồng có con nhỏ phải chấp nhận gửi con về quê nhờ ông bà nội, ngoại chăm sóc để giảm chi phí tiền thuê người trông con mặc dù biết rằng con mình sẽ phải chịu thiệt thòi vì thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc của cha, mẹ. Cuộc sống của CNLĐ tại các KCN - CX khó khăn là thế nhưng nhiều CNLĐ trẻ, chưa có gia đình đôi khi vẫn lao vào con đường lô, đề, nhậu nhẹt. Tất nhiên, đây không phải là hình ảnh của công nhân các KCN trên địa bàn thành phố, mà chỉ là những “điển hình” cho một số công nhân có thói quen xấu này. |
Anh Nguyễn Văn H... (25 tuổi, quê Chí Linh, Hải Dương) hiện là công nhân công ty làm ở KCN Thăng Long chia sẻ, mình làm được ba năm rồi, lương tháng trung bình cũng gần 7 triệu nhưng cứ lĩnh lương hôm nay thì ngày mai đã hết. H nói, bản thân cũng thường ăn nhậu cùng bạn bè. Thậm chí, thi thoảng thì rủ bạn bè đi hát karaoke để xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng và cũng để gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, chứ cứ đi làm về rồi lại ăn với ngủ cũng thấy nhàm. Nhiều lúc mình cũng nghĩ đến việc tiết kiệm một khoản nho nhỏ để phòng khi có chuyện nhưng rồi cứ tiền vào túi này lại chạy ngay sang túi kia nên ba năm đi làm rồi cũng chưa tiết kiệm được đồng nào.
H còn chia sẻ, nhiều bạn bè của anh đang làm việc tại KCN Thăng Long ngoài sở thích nhậu nhẹt, đôi khi "thích lên" còn cả đi giải khuây nhu cầu sinh lý... Ngoài những CNLĐ đốt những đồng tiền kiếm được bằng chính mồ hôi của mình vào những thú vui vô bổ để rồi mang bệnh tật vào người thì cũng có những CNLĐ là nữ phải âm thầm chịu đựng những nỗi đau do chính những quyết định thiếu chín chắn của mình.
Chia sẻ với PV, chị Phạm Thị Ch (quê Yên Thế, Bắc Giang) đang làm việc tại KCN Quang Minh kể lại rằng, trước đây, bên cạnh phòng trọ của chị có một đôi bạn trẻ cùng quê ở Nghệ An và làm cùng công ty với chị, hai người mới quen nhau được một thời gian ngắn đã quyết định “góp gạo thổi cơm chung” với lý do là để tiết kiệm tiền nhà trọ và chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Nhưng rồi, từ quyết định vội vàng đó mà bạn nữ kia đã phải chịu bao tủi nhục. Hai người sống với nhau được một thời gian thì bạn nữ có thai trong khi gia đình hai bên đều chưa biết gì về mối quan hệ của con em mình. Biết tin, bạn trai viện lý do là bây giờ cả hai còn quá trẻ, lương lại chỉ đủ ăn đủ tiêu, không biết lấy gì nuôi con để khuyên bạn gái mình đi phá bỏ cái thai trong bụng.
Nhưng bạn gái một mực không nghe và quyết tâm giữ lại đứa con trong bụng với ý nghĩ “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Khuyên nhiều lần không được, người bạn trai quay ra đe dọa, chửi bới, khắp cả phòng ngoài giờ đi làm thì không lúc nào ngớt tiếng cãi vã, chửi rủa. Được một thời gian thì cả hai đường ai nấy đi, bạn nữ cũng xin nghỉ việc ở công ty để chuyển đi nơi khác.
Thực tế cho thấy, chính lối sống buông thả cùng những suy nghĩ chưa thực sự chín chắn của nhiều CNLĐ trẻ đang sinh sống và làm việc tại các KCN - CX đã tạo nên những tấn bi kịch mà chính họ là người phải gánh chịu. Để rồi, khi sự đã đành họ mới cảm nhận được tận cùng của sự nuối tiếc. Thiết nghĩ, những mất mát về vật chất thì có thể lấy lại được nhưng những tổn thương về tinh thần sẽ khó mà lành lặn. Đặc biệt là quãng thời gian ngắn ngủi của tuổi trẻ sẽ mãi mãi một đi không trở lại.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33