Mập mờ thực phẩm biến đổi gen
Thêm hai sự kiện ngô biến đổi Gen được công nhận an toàn sinh học | |
Cấp Giấy chứng nhận ATSH cho sự kiện ngô biến đổi gen đầu tiên | |
Tranh cãi gay gắt về ngô biến đổi gen |
Ngừng sử dụng cho...lành
Một nghiên cứu gây chấn động trong thời gian gần đây, đó là kết quả áp dụng trên những con chuột được nuôi bằng bắp biến đổi gen NK603 của Tập đoàn nông nghiệp Monsanto (Mỹ) bị ung thư với những khối u lớn trên khắp cơ thể khiến nhiều người rùng mình khiếp sợ. Tiếp theo đó là thông tin đa số đậu nành được nhập từ Mỹ về Việt Nam đều có nguồn gốc từ thực phẩm biến đổi gen đã một lần nữa tạo nên làn sóng hoang mang đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Chị Mai Hằng (Văn Quán – Hà Đông) cho biết, hiện tại gia đình chị đã tạm thời ngừng sử dụng những sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành...bởi lo ngại những thực phẩm biến đổi gen này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi người trong gia đình. Cùng chung quan điểm với chị Mai Hằng, bà Phạm Dậu (Kim Mã – Hà Nội) lo ngại cho biết: “Việc ngừng sử dụng mỡ động vật để chuyển sang dầu thực vật từng được coi là biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách. Trước thông tin sản phẩm đậu nành nhập khẩu từ nước ngoài phần lớn là thực phẩm biến đổi gen gây hại cho sức khỏe thì việc lựa chọn sản phẩm dầu ăn thay thế sắp tới quả là đau đầu...”
Người tiêu dùng băn khoăn với những sản phẩm làm từ ngô, hạt đậu nành biến đổi gen |
Trong khi đó, dạo quanh thị trường thực phẩm tại khu chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chúng tôi không khỏi hoa mắt với hàng trăm mẫu thực phẩm đóng hộp từ sản phẩm hạt bắp và hạt đậu nành: ngô hạt dạng lon, đậu nành đóng hộp...với nguồn gốc xuất xứ phần lớn là nhập khẩu. Đặc biệt với sản phẩm ngô ngọt nhập khẩu từ Thái Lan đóng hộp thường được các chủ sạp hàng ở khu chợ này giới thiệu là sản phẩm hút khách do điểm cộng về vị ngọt tự nhiên, độ dẻo cũng như sự tiện lợi khi chế biến các món ăn nhanh như chiên, xào... Khi đặt dấu hỏi nghi ngờ, đây có phải loại ngô biến đổi gen hay không, chúng tôi nhận được câu trả lời chưng hửng: “không biết, chỉ biết sản phẩm bán chạy thì nhập về”. Tương tự như sản phẩm ngô hộp, các loại hạt đậu nành từ loại qua chế biến sấy giòn, chiên bơ đóng trong các túi nilông hút chân không cho đến loại hạt khô chỉ ghi địa chỉ đóng gói không ghi rõ là sản phẩm có nguồn gốc từ đâu, thành phần nguyên liệu như nào.
“Thỉnh thoảng có thấy một vài công ty sản xuất thực phẩm trong nước đã chủ động công khai nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu và ghi rõ không biến đổi gen để giảm lo lắng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên việc công bố thành phần và hàm lượng cụ thể của thực phẩm biến đổi gen thì gần như không thấy” – chị Mai Hằng cho biết.
Theo thống kê năm 2014, diện tích trồng cây biến đổi gen trên thế giới là 181 triệu ha, tương đương 11,6% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong khi loại hình nông nghiệp sinh học chỉ chiếm 0,5%. Thị trường giống cây biến đổi gen được cho là trị giá đến 14,5 tỉ USD. Theo báo cáo thường niên của Cơ quan quốc tế về ứng dụng công nghệ sinh học của Pháp năm 2014, diện tích đất trồng cây biến đổi gen trên thế giới đã tăng 3,6% so với năm 2013. Có 18 triệu nông dân ở 28 quốc gia đang trồng cây biến đổi gen. |
Chưa gây hại trên cơ thể người
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc các thực phẩm biến đổi gien được nhập khẩu về Việt Nam và được lưu hành rộng rãi trong thời gian qua, một phần do những ưu điểm vượt trội như năng suất cao, giá thành thấp. Tuy nhiên, rất hiếm khi thấy sản phẩm nào có sự công bố rõ ràng trên nhãn mác là thực phẩm biến đổi gen cũng như cụ thể về hàm lượng thực phẩm biến đổi gen do tâm lý lo ngại người tiêu dùng ác cảm mà không chọn mua. Chính sự mập mờ này tạo nên môi trường cạnh tranh thiếu tính công bằng giữa các thực phẩm biến đổi gen và thực phẩm thường. Vì thế, người tiêu dùng cần phải chủ động có ý kiến để tự bảo vệ mình.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Sâm (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Thực phẩm biến đổi gen là một thành quả của công nghệ sinh học hiện đại, góp phần tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào, phù hợp với áp lực dân số ngày một tăng cao. Nhờ có công nghệ biến đổi gien mới đủ thực phẩm để cứu nhân loại thoát khỏi nạn đói.
Trên thực tế, cây biến đổi gen có một số ưu điểm đáng ghi nhận như giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Một số sản phẩm áp dụng công nghệ thành công có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng như tăng hàm lượng tinh bột, vitamin A ở lúa, gạo...
Khác với những loại thực phẩm thường được cảnh báo nằm trong danh mục dễ nhiễm độc như nấm, khoai tây đã nảy mầm...thì phản ứng ngộ độc sẽ diễn ra ngay sau khi ta ăn thực phẩm đó. Còn với những thực phẩm đã biến đổi gen cần trải qua thời gian dài, khoảng vài chục năm mới có thể thấy được.
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ một công bố cụ thể nào về những kết quả mang tính tiêu cực áp dụng cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Vì thế, không thể tùy tiện khi đưa ra những cảnh báo mang tính tiêu cực cho người tiêu dùng khi sử dụng những thực phẩm này. Trên thực tế, người tiêu dùng có quyền được lựa chọn những thực phẩm sử dụng cho bản thân và gia đình. Lựa chọn này có thể căn cứ vào túi tiền, khẩu vị, cảm quan về thực phẩm. Vấn đề đặt ra ở đây là cần minh bạch những thông tin trên nhãn mác để người tiêu dùng tự tin khi lựa chọn sản phẩm. Đối với người dân các nước châu Âu, họ có phần khắt khe hơn khi chọn sử dụng những thực phẩm có thành phần biến đổi gen cao. Theo quy định của nhiều nước, đối với những sản phẩm có thành phần có nguồn gốc từ biến đổi gen trên 5% buộc phải được cung cấp thông tin trên nhãn mác để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Cơ quan thẩm quyền phải ban hành những chính sách, quy định cụ thể về việc công bố sản phẩm, thực phẩm biến đổi gen cũng như những quy định cụ thể trong việc kiểm tra, xử lý nghiêm vấn đề này nếu vi phạm.
Khánh Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05