Liệu bạn có nấu cơm đúng cách không?
Những sai lầm tai hại khi nấu cơm bà nội trợ nào cũng mắc | |
Khi nào gạo - cơm trở thành "chất độc"? |
Nhiều người vẫn nghĩ rằng gạo càng trắng càng ngon, vo càng kỹ càng sạch gạo nên thường vo 3 đến 4 lần nước, chà gạo vào rá hoặc giữa hai bàn tay cho đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Tuy nhiên đây cũng chính là thói quen sai lầm bởi nó làm mất đi dinh dưỡng có trong gạo.
Bởi theo những kết quả nghiên cứu trước đó, hạt lúa khi xay xát thành gạo đánh mất nhiều vitamin và các chất vi lượng quan trọng khác, dù cho gạo vẫn còn giữ nhiều chất protein so với các loại ngũ cốc.
Và khi ta vo mạnh nhiều lần như thế lại thêm một lần nữa lấy đi lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là từ 79,9 – 96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70 – 95% trong quá trình xay xát, vo gạo.
Không nên vo gạo quá kỹ cho đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Ảnh: Internet |
Chia sẻ về vấn đề này BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cho biết: “Gạo ngoài thành phần chính là carbohydrate thì trong gạo còn có một số loại vitamin như vitamin nhóm B, các chất khoáng ví dụ như canxi.
Các chất dinh dưỡng này thường nằm tập trung ở phần vỏ cám của gạo, nếu chúng ta chà xát rất mạnh vào gạo thì chỉ còn carbohydrate, còn các loại vitanim chất khoáng có ở trong gạo thì sẽ bị mất đi, như vậy chúng ta sẽ bị giảm đi mất lượng vitamin, cũng như chất khoáng đã có. Do đó khi vo gạo chúng ta chỉ nên vo một cách tương đối, không cần vo quá sạch trừ khi chúng ta không đảm bảo gạo này có sạch hay không.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, việc chế biến sau thu hoạch cũng như bảo quản lưu trữ liên quan đến gạo đã rất là tốt. Còn nếu gạo có biểu hiện mốc thì đương nhiên chúng ta phải bỏ bởi nguy cơ ảnh hưởng rất cao đối với sức khỏe, chứ không phải chúng ta thấy mốc thì vo kỹ, vo thật sạch. Cần phải lưu ý rằng nếu gạo có biểu hiện mốc thì bản thân nó không nằm ở vỏ, mà những vi nấm đó đã nằm từ trong thân của gạo, những vi nấm gây nấm mốc thì có khả năng sinh ra ung thư cực kỳ cao”.
Bên cạnh thói quen vo gạo nhiều lần thì nấu cơm bằng nước lạnh cũng là cách nấu cơm phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên theo các chuyên gia việc nấu cơm bằng nước sôi giúp cho hạt gạo chín nhanh, lượng chất dinh dưỡng cũng ít bị mất đi và tiết kiệm thời gian nấu cho chúng ta.
Do vậy, hãy biết cách lưu giữ lại các chất dinh dưỡng có trong hạt gạo để bữa ăn của bạn đảm bảo hơn và ngon miệng hơn.
Theo Nguyên Hà/plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00