Dân 'đỏ lửa’ nấu cơm cho bác sỹ bệnh viện dã chiến tại thành phố Hồ Chí Minh
Shipper của bưu chính, siêu thị được hoạt động sau khi đăng ký Tiếp sức cho đồng bào nơi tâm dịch – Triệu bữa cơm để không ai bị bỏ lại phía sau Để những bữa cơm ca an toàn trong mùa dịch |
Phóng viên báo Lao động Thủ đô tường thuật một bếp ăn trong rất nhiều bếp ăn như thế tại thành phố Hồ Chí Minh những ngày này. Bếp ăn này đang được các cư dân sinh sống tại nhà B, Lô CD, chung cư Bình Khánh thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh nhóm lên.
Họ đã cùng nhau nhiều ngày qua kêu gọi nấu hàng trăm suất cơm mỗi ngày để chuyển vào tiếp sức cho bệnh viện dã chiến tại đây cũng như cho những người gặp khó khăn trong đại dịch ở thành phố giàu lòng thơm thảo này.
Bếp ăn của cư dân thuộc nhà B, Lô CD, chung cư Bình Khánh xuất phát từ việc chứng kiến sự vất vả của những y, bác sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm chiến đấu chống dịch Covid-19. Từ đó, cư dân tại đây mỗi người một tay chung sức đóng góp, kêu gọi tổ chức bếp ăn để tiếp sức y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Cư dân sống tại nhà B, Lô CD, chung cư Bình Khánh đã đồng lòng kêu gọi nấu hàng trăm suất cơm để chuyển vào Bệnh viện dã chiến tiếp sức tuyến đầu chống dịch. |
Bếp ăn ra quy định những người tham gia là những cư dân đã tiêm ít nhất 1 mũi Vaccine Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính, còn ở vòng ngoài những cư dân khác đảm nhiệm công việc sơ chế rau củ để chuyển vào bếp ăn cũng thực hiện nghiêm ngặt phòng chống dịch. Được biết, lúc đầu, bếp nấu 50 suất ăn mỗi ngày, nhưng sau này các y bác sĩ cần nhiều hơn nên nâng lên 150 suất/ngày. Thực đơn thường 2 món mặn, 1 canh, rau xào thêm.
Người chung sức, người góp gạo cùng nhau làm những bữa cơm nóng hổi, đủ chất dinh dưỡng cho các bác sĩ đang ngày đêm vất vả chống dịch. |
Bệnh viện dã chiến số 3 tại đây được trưng dụng từ tòa nhà R6, một tòa nhà vốn chưa có người ở tại khu tái định cư Bình Khánh thuộc phường An Khánh (thành phố Thủ Đức). Bệnh viện này có quy mô 3.000 giường, bắt đầu hoạt động từ trưa 7/7.
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 3 được Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thành lập khẩn cấp trong bối cảnh số ca mắc tại thành phố tăng cao. "Từ ngày có bệnh viện về đây cuộc sống của nhiều cư dân cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng còi hụ 24/24, rồi cả nỗi lo lắng về dịch bệnh lây lan nhưng chúng tôi không than phiền mà cùng nhau bàn kế hoạch làm bếp ăn để tiếp sức cho các bác sỹ chống dịch tại đây. Trong khó khăn chúng ta cùng đồng lòng thì sẽ vượt qua", một cư dân tại bếp ăn chia sẻ.
Thực đơn thường 2 món mặn, 1 canh, rau xào thêm. |
Nhiều bà nội trợ cũng quên đi những sợ hãi về dịch bệnh để xắn tay vào góp sức chống dịch. |
Hàng ngày, cứ khoảng 13h, các cư dân lại tất bật “ thổi lửa nấu cơm ”, chuẩn bị các phần ăn gửi vào Bệnh viện dã chiến ở Phường An Khánh, thành phố Thủ Đức. Sau đó, các thành viên lại cùng nhau đóng gói từng phần cơm, thịt, cá,… Đúng 17h, cơm cùng thức ăn đóng hộp cho vào xe, những đầu bếp kiêm lái xe đi thẳng vào cổng Bệnh viện dã chiến. Ngoài những suất cơm, những nhu yếu phẩm khác cũng được chất sẵn lên xe để gửi đến lực lượng chống dịch.
Nhiều thanh niên tất bật vo gạo nấu cơm tại khu bếp. |
Các thành viên còn lại cùng nhau đóng gói từng phần cơm, thịt, cá,… nóng hổi để chuyển vào bệnh viện. |
“Không chỉ riêng tôi mà tất cả cư dân ở đây khi biết các y, bác sĩ của Bệnh viện dã chiến bên cạnh thiếu từ thực phẩm đến trang thiết bị y tế đã đồng lòng kêu gọi, giúp đỡ tuyến đầu chống dịch. Mọi người bên cạnh tổ chức nấu ăn còn quyên góp và kêu gọi mạnh thường quân từ Bắc vào Nam, cư dân tại đây ai có gì góp nấy”, anh Trần Nguyên Chính, cư dân sống tại nhà B, Lô CD, chung cư Bình Khánh cho biết.
Cơm cùng thức ăn đóng hộp cho vào xe, những đầu bếp kiêm lái xe đi thẳng vào cổng Bệnh viện dã chiến. |
Bệnh diện dã chiến tại khu Tái định cư Bình Khánh nhận cơm của bà con chuyển vào. |
Anh Chính còn cho biết, ngoài phụ bếp bưng bê, anh còn đảm nhiệm vai trò làm tài xế chở thức ăn vào Bệnh viện dã chiến, khoảnh khắc chiến sĩ quân đội xúc động khi nhận các phần cơm nóng hổi khiến anh có động lực hơn để tiếp tục công việc này.
Cư dân còn hỗ trợ thực phẩm đến các khu phong tỏa người lao động gặp khó khăn, xóm trọ, sinh viên gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. |
Bếp ăn ngoài cung cấp các phần ăn cho bệnh viện dã chiến còn hỗ trợ các khu phong tỏa người lao động gặp khó khăn, xóm trọ, sinh viên gặp khó khăn bởi dịch Covid-19.
Người dân thành phố Hồ Chí Minh đang trải qua những ngày khó khăn nhất từ trước tới nay với dịch bệnh Covid-19, trong khó khăn người dân thành phố lại cùng nhau đoàn kết, đồng lòng để vượt qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21