Năm đồ bổ dưỡng nhưng rất hại cho cơ thể khi ăn vào lúc đói

Sữa, chuối, thịt cá… bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng sẽ gây mệt mỏi nếu bạn ăn khi dạ dày trống rỗng.
Ba điểm trên cơ thể giúp nhận biết phổi của bạn đang kêu cứu
Nguyên nhân ít ai có thể ngờ khiến cholesterol cao

Phương Tây có câu “Hãy ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như ăn mày”. Sau một đêm dài, cơ thể gần như cạn kiệt năng lượng và cần được bổ sung ngay.

Bởi vậy, chỉ có bữa sáng chất lượng, nhiều dinh dưỡng mới đảm bảo cho bạn có đủ sức lực để khởi đầu ngày mới, làm việc hiệu quả.

Bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn vào buổi trưa và tối. Điều đó khiến bạn dễ dàng tăng cân, dẫn tới nguy cơ bị tiểu đường và ba cao (cao huyết áp, cao đường huyết, cao mỡ máu).

Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn thực phẩm không phù hợp, nhất là khi bụng trống rỗng, sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 5 đồ ăn bạn cần tránh:

1. Sữa: Gây tiêu chảy

Sáu đồ bổ dưỡng nhưng rất hại cho cơ thể khi ăn vào lúc đói
Ảnh minh họa: Food Navigator Asia

Sữa giàu protein và có chất dinh dưỡng cao. Nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên, một số người sẽ bị đau bụng, tiêu chảy do mắc chứng không dung nạp lactose.

Ngoài ra, khi bụng đói, axit dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với casein trong sữa gây kết tủa dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Nếu bạn vẫn muốn uống sữa, hãy dùng kèm với các loại tinh bột như bánh mì hoặc uống sau bữa ăn hai tiếng, trước giờ đi ngủ để nâng cao sức khỏe.

2. Trà đặc: Khó chịu dạ dày

Người châu Á có truyền thống uống trà mỗi ngày. Không ít người thường nhâm nhi một tách trà đặc ngay khi vừa ngủ dậy. Tuy nhiên, khi bạn đói, dạ dày sẽ bị ảnh hưởng xấu do phải hấp thụ quá nhiều chất kích thích, ảnh hưởng tới niêm mạc.

Lúc đó, người uống trà sẽ có cảm giác chóng mặt, đau bụng, khó chịu và một số triệu chứng khác.

3. Thịt cá: Gây sức ép cho gan và thận

Bạn cần ăn bữa sáng chất lượng không đồng nghĩa với một bàn đầy ắp thịt cá. Nếu bạn ăn quá nhiều thịt cá khi bụng đói, đó là một sự lãng phí protein.

Không chỉ vậy, gan và thận của bạn cũng phải làm việc cật lực hơn để tiêu hóa và thải các chất độc khỏi cơ thể.

4. Đồ ngọt: Ảnh hưởng tới tụy

Không ít người chọn các loại bánh cho bữa ăn sáng vì thích đồ ngọt. Ngoài ra, họ còn tin sẽ kiểm soát cân nặng dễ hơn khi ăn bánh ngọt vào bữa sáng hơn các bữa khác trong ngày.

Tuy nhiên, ăn nhiều đường lúc đói sẽ khiến lượng insulin tăng vọt, ảnh hưởng tới tụy.

5. Chuối: Khiến tim quá tải

Sáu đồ bổ dưỡng nhưng rất hại cho cơ thể khi ăn vào lúc đói
Ảnh minh họa: Indian Express

Ăn chuối khi đói sẽ thúc đẩy quá mức tuần hoàn máu, hoạt động của hệ tiêu hóa, gây sức ép lên tim. Với những người bị đau dạ dày, chuối còn gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi, đau nhói khi bụng rỗng.

Tuy nhiên, chuối là nguồn cung cấp năng lượng rất hiệu quả. Bởi vậy, bạn có thể dùng một, hai quả sau khi ăn sáng.

Thực phẩm thích hợp với dạ dày rỗng vào bữa sáng

Bạn nên uống một cốc nước ấm khi tỉnh dậy vào bữa sáng. Sau đó, bạn ăn trứng, bánh mì và uống sữa. Kế tiếp, một chút hoa quả như táo, lê sẽ giúp bạn đủ dinh dưỡng cho cả buổi sáng.

Bạn có thể ăn bột yến mạch vì đây là ngũ cốc giàu chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm này có lượng calo thấp, thích hợp với người ăn kiêng. Cho thêm một ít hoa quả khô sẽ giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn hơn.

Bữa sáng rất quan trọng nhưng bạn cần ăn khoa học, lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng chứ không chỉ nhằm no bụng.

Theo An Yên/vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/6-do-bo-duong-nhung-se-gay-dau-da-day-neu-an-vao-luc-doi-670227.html

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.
Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (31/3): Thế giới vẫn suy yếu, thị trường tự do giảm nhẹ

Sáng nay (31/3), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.843 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,01 điểm.

Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động