Làm thế nào để không bị đỏ mặt khi uống rượu?
Nên ăn, uống gì trước khi uống rượu? | |
Liệt nửa người, liệt mặt khi đang uống rượu |
Theo các bác sĩ, chuyển hóa của cồn trong cơ thể phụ thuộc vào hai enzym: một là alcohol dehydrogenase, có nhiệm vụ chuyển hóa cồn thành acetaldehyde, và enzyme thứ hai là acetaldehyde dehydrogenase, chuyển acetaldehyde thành những sản phẩm vô hại.
80% người châu Á có tăng chức năng alcohol dehydrogenase. Điều đó có nghĩa là chúng ta chuyển hóa cồn thành acetaldehyde nhanh gấp 100 lần so với những người khác, nhưng chúng ta không bao giờ thực sự trải nghiệm cảm giác “lâng lâng” thường đi kèm với rượu.
Ngoài ra, 40% số người châu Á bị giảm phần nào chức năng của acetaldehyde dehydrogenase, có nhiệm vụ tiếp tục chuyển hóa acetaldehyde.
Đây là khởi nguồn của nhiều vấn đề: chúng ta chuyển hóa rượu quá nhanh thành "một giai đoạn độc hại không thể dễ dàng thoát khỏi." Nói cách khác, ly rượu được chuyển thành acetaldehyde quá nhanh, và nó sẽ bị mắc kẹt trong cơ thể - khiến những phản ứng phụ khó chịu xảy ra. Về cơ bản, cơ thể chúng ta không được trang bị đầy đủ để giáng hóa cồn một cách an toàn và “vui vẻ”. Có thể gọi đây là tình trạng dị ứng rượu.
Các chuyên gia cũng cũng cho biết tình trạng “mặt đỏ phừng phừng” này là do chu trình histamin. Giải phóng histamine là sản phẩm cuối cùng trong cuộc chiến giữa cơ thể chúng ta và bất cứ thứ gì được coi là mối đe dọa. Giải phóng histamin này làm tăng tính thấm mao mạch và có vai trò như một chất làm giãn mạch, dẫn đến sưng và đỏ, các triệu chứng mũi, và các triệu chứng tiêu hóa khác bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, và nôn."
Đỏ mặt thường thấy ở nhiều người châu Á và những người khác có phản ứng tương tự với cồn, chủ yếu là do đặc tính giãn mạch. Một trong những chất chuyển hóa của cồn là acetaldehyde kích thích giải phóng histamine. "
Vậy chúng ta phải làm gì, kiêng rượu mãi mãi à?
Không cần phải như vậy. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng "Bất kỳ thuốc gốc famotidine nào đều là thuốc chẹn histamin. Uống chúng một tiếng trước khi uống rượu có thể khá hiệu quả. Nó không hoàn toàn ngăn đỏ mặt, nhưng ít nhất cũng đỡ phần nào.
Benadryl hoặc các thuốc kháng histamin ngăn chặn giải phóng histamine đã được sử dụng để giảm nhẹ phản ứng này. Tuy nhiên, cơ thể vẫn phải xử lý lượng acetaldehyde thừa, và điều này có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta hạn chế bia rượu. Nếu cơ thể chúng ta không được trang bị để xử lý một chất gì đó, thì có lẽ chất đó không nên có mặt trong cơ thể.
Uống các thuốc kháng histamin này chỉ là một giải pháp tạm thời. Những người chậm chuyển hóa acetaldehyd tốt nhất là giảm tốc độ uống xuống mức tối đa một ly rượu trong mỗi hai giờ đồng hồ, và luôn pha loãng nó với đủ nước.
Hãy lắng nghe cơ thể bạn. Nếu thấy da bắt đầu đỏ lên, hãy ngừng uống rượu.
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38