Uống rượu Tết xưa và Tết nay
Nhớ về một thời chơi Tết “Những người sống trong quá khứ và yêu Hà Nội sẽ không bao giờ quên được một giai đoạn chơi Tết của đất Kinh kỳ ... |
Trải qua quá trình lịch sử, tục uống rượu phát triển thành văn hóa với đặc thù các vùng miền khác nhau, phản ánh thói quen, phong tục, bản sắc của địa phương. Ở vùng Bắc Bộ, trước Tết vài tháng, nhiều gia đình đã chọn gạo nếp, loại nếp cái hoa vàng, giống thuần chủng để nấu rượu. Rượu nấu theo cách cổ truyền thường có mùi thơm lừng mùi của men, của lúa, của tinh hoa ngũ cốc từ đồng ruộng.
Rượu Tết xưa được đóng chai, nút lá chuối khô theo phương cách cổ truyền, đợi ngày tụ họp gia đình, mở nút để anh em xa gần cùng tề tựu cùng thưởng thức và bàn luận. Rượu được dùng nhắm với các thực phẩm như cá đồng rán, cỗ lòng lợn… Đã một thời, thấy mùi rượu là thấy mùi Tết - cái mùi mà có lẽ nhiều người xa quê lâu lâu mới được cảm nhận lại. Tất cả tạo ra một bầu không khí đầm ấm, vui vẻ vừa mang tính gia đình, dòng họ.
Dư vị của rượu Tết xưa như khắc sâu trong ký ức nhiều người (ảnh minh họa: BT) |
Cái dư vị của rượu Tết như khắc sâu trong ký ức nhiều người. Ai ai cũng nhớ chén rượu ngày Tết chẳng phải vì thèm rượu, mà quan trọng nó gợi lại ký ức, đôi khi là bóng hình tuổi thơ, là người thân, là anh em, gia đình, bè bạn... Việc dùng chén rượu Tết từng là một giá trị văn hóa khắc ghi trong lòng nhiều người. Rượu như là một chất men kết dính, kích hoạt không khí vui vẻ của đại gia đình.
Ngày nay, hương vị rượu Tết và cách uống rượu ngày Tết ấy chắc hẳn không còn nhiều, bởi theo thời gian, rượu đã trở thành một thứ đồ uống có cồn gây kích thích mà nhiều người không còn uống nữa. Hơn thế, cái cách uống rượu cũng chẳng còn như xưa, giá trị của những chén rượu quê dần bị biến tướng. Nếu như xưa kia, uống rượu được coi là thú ẩm thực, mà ông cha ta gọi là “thưởng rượu”, thì ngày nay, chất rượu không còn tinh khiết và đôi khi uống rượu là để “vui tới bến”.
Sách cổ có “xếp loại” khi uống rượu là Tiên tửu, Phật tửu, Cuồng tửu, Tục tửu hoặc Ti tửu. Rượu uống với người tri âm, tri kỉ, thổ lộ được với nhau những nỗi niềm tâm sự mà ngay cả người thân trong gia đình cũng không nói được. Lúc này càng uống càng tỉnh. Đó là Tiên tửu. Rượu uống say rồi ngủ khì, đó là Phật tửu. Rượu vào lời ra, nói năng văng mạng, ăn uống thô tục, gây gổ đánh nhau, đó là Tục tửu. Mượn chén rượu để khích bác, nói xấu nhau, đó là Ti tửu. Bởi thế, ngày xưa hay ngày nay, rượu xưa hay rượu nay cũng đều phải uống “có văn hóa” thì mới là Tiên tửu.
Xưa, Tết đến là trong nhà có rượu, nay cũng thế. Nhưng có lẽ người uống rượu ngày nay lại còn cần thêm một “văn hóa uống” nữa là phải biết phân biệt rượu đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc, rượu tự làm hoặc một chút rượu vang… chứ đừng ham những thứ rượu đắt đỏ xa hoa, uống đến say mèm, uống đến ngộ độc làm cho cái Tết mất vui.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28