Làm rõ hơn các biện pháp bảo vệ trẻ em
Đóng cửa trường mầm non có bảo mẫu hành hạ bé 15 tháng tuổi | |
Bị cô giáo nhốt ở ngoài, trẻ mầm non cho rác vào miệng |
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một trẻ bị bảo mẫu ôm đầu lắc mạnh, nhấc bổng bé lên rồi đặt mạnh xuống ghế vì bé quấy khóc và không chịu ăn. Khi thấy bé vẫn còn khóc, bảo mẫu này đã tát mạnh vào mặt bé.
Trước đó có khá nhiều vụ việc bạo hành trẻ em với những hành động như tát liên tục vào mặt, chổng ngược đầu bé vào thùng nước, ép đầu trẻ xuống đất, bịt mũi khi cho uống sữa...
Theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 thì trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em. Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 cũng khẳng định: Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tùy theo mức độ xảy ra, hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, về xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính người nào có một trong các hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em… Về trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi năm 2009 thì người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình (trẻ em) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác.
Mặc dù pháp luật đã có những chế tài như vậy song có thể thấy tình trạng trẻ em bị hành hạ, đánh đập vẫn diễn ra mà không được xử lý kịp thời, triệt để. Vì vậy, tôi cho rằng để phù hợp với công ước về quyền trẻ em năm 1990 mà Việt Nam đã tham gia, cũng như để đảm bảo quyền trẻ em, việc thực thi pháp luật cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn nữa. Bên cạnh đó, những chế tài áp dụng cần nghiêm khắc hơn nữa nhằm trừng trị những người hành hạ, đánh đập trẻ em.
Đặc biệt, sắp tới đây tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, khi xem xét về dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), chúng ta cũng cần làm rõ hơn các biện pháp để bảo vệ quyền trẻ em một cách tốt nhất.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM (Báo Pháp luật TP.HCM)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
Giáo dục 14/12/2024 11:07