Lãi suất cho vay giảm: Bất động sản liệu có “cửa”?
Doanh nghiệp “khóc dở” vì không được chuyển lãi từ kinh doanh bất động sản | |
Giá trị tồn kho bất động sản TP.HCM cao nhất cả nước |
Theo đại diện lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), nhằm hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất vay, hỗ trợ DN của Thủ tướng Chính phủ, TPBank chính thức dành 5.000 tỉ đồng cho các DN với mức lãi suất ưu đãi 6.9%/năm.
Đối tượng được hưởng ưu đãi là các DN xuất nhập khẩu và sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại TPBank và các DN công nghiệp phụ trợ.
TPBank giảm lãi suất cho vay, nhưng chủ yếu đối với doanh nghiệp sản xuất.. |
Lãnh đạo TPBank cho biết: “Quan điểm của TPBank luôn đồng hành và chia sẻ cùng DN, chú trọng những DN sản xuất. Vì thế, gói hỗ trợ lần này của TPBank hy vọng sẽ thêm một cú hích mạnh mẽ giúp các DN giảm được chi phí, có điều kiện mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất, đặc biệt là các DN xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều..
Bên cạnh các DN xuất nhập khẩu, gói tín dụng ưu đãi 5.000 tỉ đồng cũng ưu tiên cho các DN lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Đây là lĩnh vực mũi nhọn được TPBank đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh triển khai. TPBank không chủ trương dành gói hỗ trợ cho BĐS”.
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 4.2016, giá trị tồn kho BĐS toàn thị trường còn gần 41.500 tỉ đồng, giảm khoảng 3.400 tỉ đồng so với tháng trước đó và giảm so với thời điểm cuối năm 2014 là gần 44%. Lượng tồn kho chủ yếu là đất nền ở các dự án xa trung tâm chưa có hạ tầng đầy đủ. |
Cũng như TP Bank, các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank … đã phát thông báo giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay 10%/năm với DN, song, trong lần hỗ trợ này, BĐS không phải là lĩnh vực được các đại gia ngân hàng ưu ái. Trong đó, BIDV còn yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt cho vay BĐS.
Ông Hồng Sơn - một doanh nghiệp môi giới BĐS ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, ông rất phấn khởi khi nghe tin nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Bởi sau khi ngân hàng “đóng” gói hỗ trợ cho vay 30.000 tỉ đồng, cùng với việc siết cho vay BĐS thì thị trường BĐS chững lại ở phía cầu, trong khi phía cung khá dồi dào.
“Thế nhưng đọc kỹ thông tin tôi mới hiểu, việc giảm lãi suất lần này, các ngân hàng dành chủ yếu hỗ trợ cho DN sản xuất, cho ngư dân miền Trung bị cá chết, BĐS không có trong đối tượng được ưu đãi”- ông Hồng Sơn chia sẻ.
Trao đổi với LĐTĐ, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, vấn đề ngân hàng giảm lãi suất lần này là theo lời kêu gọi của Thủ tướng, nhằm hỗ trợ các DN hiện nay là một chủ trương đúng với yêu cầu bức thiết của thực tế, nhưng Thủ tướng không nói rõ cụ thể đối tượng DN hỗ trợ nên các ngân hàng chọn DN sản xuất, xuất khẩu,…không chọn BĐS. Lựa chọn này không có gì bất ngờ.
Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, để cân bằng thị trường BĐS cả nguồn cầu - cung thì cần có những chính sách hỗ trợ kích cầu. Vì hiện nay, nguồn cung BĐS khá dồi dào, nguồn cầu cũng vô cùng lớn, nhưng hạn chế về vốn nên bên cầu khó thực hiện mua bán.
Theo ông Thành, khi gói 30.000 tỉ đồng được đóng lại đối với cho vay mới từ đầu tháng 4.2016, nhiều DN BĐS có dự án nhà ở xã hội lâm vào thế bí, vì đối tượng được mua không có đủ vốn. Hiện việc hỗ trợ cho người dân mua nhà ở thương mại giá rẻ hay nhà ở xã hội đã được quy định tại Nghị định 100/2015.
Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ, do Ngân hàng Chính sách xã hội và 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đảm đương.
Như vậy, với mức lãi suất cho vay thương mại dao động trong biên độ 10% -12%/năm dành cho mua nhà như hiện nay thì mức lãi suất để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ chỉ ở mức 5% -6%/năm, nhưng lại chưa được ngân hàng triển khai.
“Mức lãi suất này chỉ tương đương với lãi suất gói ưu đãi 30.000 tỉ đồng, nhưng dường như vẫn chưa được các ngân hàng liên đới triển khai, chắc có lẽ phải qua 1.6.2016. Yếu tố này cho thấy, vốn cho thị trường BĐS vẫn có “cửa” cho vay ưu đãi.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn đang có phân biệt đối xử đối với BĐS. Sự phân biệt này là hệ quả của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng không hiệu quả trong mấy năm trước, tạo nên khối nợ xấu lớn.
Song theo tôi, BĐS là lĩnh vực có sự chi phối lớn sự phát triển của các ngành kinh tế khác nên nếu kéo dài sự “phân biệt” sẽ lại tạo những “nút thắt” mới của nền kinh tế, đó là sự mất cân đối quan hệ cung - cầu.”- ông Thành nói.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Khánh Hòa hưởng lợi trực tiếp gì từ 2 sân bay Quốc tế sắp mở rộng và khánh thành?
Thị trường 02/11/2024 14:15
CaraWorld Career Day 2024 - cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản
Thị trường 26/10/2024 06:26
Bộ Xây dựng nói gì về đề xuất thêm gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội?
Thị trường 17/10/2024 16:41
Lãi suất cho vay mua nhà hợp lý, nhiều khách hàng vẫn không dám vay
Thị trường 16/10/2024 06:53
Mặt bằng giá nhà ở tiếp tục “neo" ở mức cao
Thị trường 15/10/2024 06:14
Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài
Thị trường 13/10/2024 19:01
19.000 căn hộ chung cư được đưa ra thị trường trong 9 tháng
Thị trường 10/10/2024 09:33
Xuất hiện nhóm người “thổi giá” gây nhiễu loạn các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hoài Đức
Thị trường 03/10/2024 17:31
Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản
Bất động sản 28/09/2024 18:10
55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc
Thị trường 16/09/2024 22:38