Kỳ 1: Nỗi niềm công nhân thuê trọ
Dần mở nút thắt cơ chế nhà ở và nhà ở xã hội cho công nhân | |
Bộ Xây dựng kiểm tra giá bán nhà ở xã hội |
Tuy nhiên, với công nhân lao động (CNLĐ), mơ ước có được căn nhà vẫn quá xa vời khi đồng lương còn hạn hẹp, phải hết sức tằn tiện mới đủ sống. CNLĐ hiện là lực lượng chính tạo ra của cải cho xã hội, nhưng có tới 70% đang phải sống trong những căn nhà trọ chật chội, thiếu thốn và nóng nực, không đảm bảo tái tạo sức lao động.
Phòng trọ của chị Nguyễn Thị Hạnh - công nhân Công ty SamSung, quê ở huyện Ba Vì (Hà Nội). |
Chọn nhà rẻ để dành tiền nuôi con
10 giờ sáng chủ nhật, cả dãy nhà trọ ở Kim Chung, Đông Anh (TP.Hà Nội) vẫn bốn bề im ắng, phải gõ cửa, chờ mãi mới có một cánh cửa phòng trọ mới hé mở. Chị Nguyễn Thị Hạnh- công nhân Công ty SamSung, quê ở Ba Vì đón chúng tôi bằng ánh mắt thiếu ngủ.
Trong căn phòng trọ chật chội, lợp mái proximăng chưa đầy 10m2, chị Hạnh cho biết chị vừa tan kíp làm việc 12 tiếng (bắt đầu từ 8 giờ tối hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau) nên mới chợp mắt được chút.
Chị Hạnh đã có gia đình và có một con nhỏ, nhưng đành gửi con ở quê cho ông bà nội trông giúp, đơn giản vì “nếu vợ chồng cùng kéo nhau lên thuê nhà chắc chắn em sẽ phải tìm căn hộ rộng hơn, chưa kể thêm chi phí sinh hoạt cho một người ở cùng”. Tính vậy, nên chị Hạnh quyết định thuê một căn phòng nhỏ, vừa đủ cho chiếc giường 1,2m2 và đồ nấu bếp.
“Nhà bé, nhưng tiền thuê nhà là 600.000 đồng/tháng, chưa kể tiền điện 3.000 đồng/số, tiền nước là 30.000 đồng/phòng, tính ra mỗi tháng em cũng mất 800.000 đồng tiền ở. Làm 12 giờ/ngày, mỗi tháng em được gần 8 triệu đồng tiền lương, nhưng cũng chỉ giới hạn cho mình chi tiêu tối đa từ 2-3 triệu đồng/tháng, số còn lại phải gửi về để bố mẹ nuôi con và dành dụm lo cho cuộc sống sau này” - chị Hạnh tâm sự.
Rời nhà Hạnh, tôi ghé thăm căn nhà nhỏ chưa đầy 10m2 tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh của vợ chồng chị Lê Thị Nga. Chị Nga quê ở Bắc Giang, nên duyên vợ chồng với anh Trần Viết Lượng quê ở Thanh Hóa.
Cũng vì điều kiện sống ở khu công nghiệp khó khăn, thiếu thốn nên anh chị quyết định gửi đứa con 3 tuổi về quê cho ông bà nội ở Thanh Hóa trông giúp. “Sinh con ra, chúng em cũng rất muốn gần con, chăm sóc, dạy dỗ con, nhưng phần vì không có thời gian, phần vì nhà trọ chật chội quá nên chúng em đành phải xa con”- chị Nga tâm sự.
Gần 8 năm tha hương lên Hà Nội làm công nhân Công ty Nissei, thu nhập của chị Nga hiện được hơn 5 triệu đồng/tháng. Anh Lượng – chồng chị Nga cũng làm CN, thu nhập chừng 5 triệu đồng/tháng.
“Hai vợ chồng được 10 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ riêng tiền thuê nhà, tiền điện nước đã tiêu tốn mất hơn 1 triệu đồng/tháng, còn tiền ăn, uống, chi tiêu hằng ngày, chị Nga nhẩm tính:
Nếu để con sống cùng hai vợ chồng, mỗi tháng chúng em phải chi thêm 3 - 4 triệu đồng nữa vì phải nhờ bà lên trông đỡ, phải thuê nhà rộng hơn hoặc thuê thêm 1 phòng trọ nữa, rồi còn tiền sinh hoạt cho 4 người, tốn kém rất nhiều, sơ sơ đã mất hơn nửa thu nhập của hai vợ chồng. Nếu thế sẽ chẳng để ra được đồng nào”.
Vì vậy, vợ chồng chị Nga đành chọn thuê căn nhà nhỏ, vừa đủ kê giường ngủ và bếp nấu ăn ngay trong phòng, cố gắng chi tiêu tằn tiện, phần tiền còn lại dành gửi về nuôi con và tiết kiệm để mong sau này về quê dựng được căn nhà.
Gửi con về quê, dành thời gian đi tăng ca
Cùng cảnh phải gửi con về cho ông bà trông giúp để có thời gian đi kíp, Lê Thùy Linh (ở Hạ Hòa, Phú Thọ) - CN Công ty Panasonic lại chọn giải pháp đăng ký ở nhà trọ do Công ty bố trí để đỡ kinh phí. “Vì nghỉ trước khi sinh, nên khi con được 5 tháng tuổi, em đành dứt ruột cai sữa cho con, gửi cháu lại nhờ bố mẹ trông giúp.
Nói thực, tháng đầu về nhìn con tọp đi vì khát sữa, em khóc từ cửa khóc vào. Xót con, nhưng hạnh phúc riêng đổ vỡ, một mình nuôi con, vì cuộc sống mưu sinh em phải dằn lòng gửi con lại cho bố mẹ đẻ. Lên Hà Nội, em xin làm tăng ca để kiếm thêm thu nhập. Chỉ có làm thêm mới giúp em vơi đi nỗi nhớ con và kiếm được tiền tích lũy” - Linh tâm sự.
Một mình ở Hà Nội, không vướng bận gia đình nên Linh xin vào ở trọ trong khu nhà ở xã hội do Công ty Panasonic thuê cho công nhân. Linh cho biết: “Mỗi tháng, em chỉ mất 65.000 đồng tiền điện nước, tiết kiệm được gần 1 triệu đồng/tháng so với trước đây thuê trọ ở nhà dân. Không những thế, điều kiện sống và an ninh ở khu nhà ở xã hội tốt và đảm bảo hơn rất nhiều so với cuộc sống tạm bợ, nhếch nhác ở nhà dân”.
Cùng thuê trọ ở đơn nguyên 4 khu nhà ở xã hội NO01 Kim Chung và cùng cảnh ngộ “để lại” chồng con ở quê, một mình mưu sinh nơi đất khách như Thùy Linh, Cao Thị Quỳnh Thu (quê ở Thanh Ba, Phú Thọ) bộc bạch: Chị em ở đây phần lớn đều đã có gia đình và con nhỏ, nhưng để tiết kiệm nên đăng ký vào khu nhà ở xã hội do Công ty thuê cho.
Sau mỗi giờ đi làm về, chị em ai cũng rất nhớ và thương con. Nhưng nếu em đưa con lên đây thì chỉ đi làm được giờ hành chính, lương sẽ thấp hơn rất nhiều (khoảng 4 triệu đồng/tháng). Đó là chưa kể việc phải thuê nhà theo hộ gia đình, sẽ tốn kém hơn rất nhiều, rồi nếu chẳng may con bị ốm đau, phải xin nghỉ làm lại bị trừ lương.
“Với tình trạng đơn thân như hiện tại, chúng em vừa có thể tăng ca, vừa được ăn 2 bữa ăn tại công ty, thu nhập sẽ cao hơn (khoảng 7 triệu đồng/tháng) nên ai cũng chấp nhận hi sinh tình cảm riêng tư. Em dự định cố gắng chăm chỉ làm ăn thêm thời gian nữa, tiết kiệm thêm chút vốn rồi về quê đoàn tụ với gia đình, chứ cũng không thể sống như thế này mãi được” - Quỳnh Thu tâm sự.
Những CN như Thùy Linh, Quỳnh Thu, dẫu tình cảm trong cuộc sống riêng tư chưa được trọn vẹn, nhưng vẫn may mắn hơn hàng vạn công nhân khác khi được ở trong những căn nhà ở xã hội khang trang do Công ty thuê lại của Nhà nước với mức giá ưu đãi.
Tuy nhiên, có một thực tế rất đáng buồn là trong khi nhiều CNLĐ đang phải ở thuê những căn phòng trọ chật chội, ẩm thấp; trong khi nhiều CNLĐ có nhu cầu được vào thuê trọ tại các khu nhà ở xã hội thì tại Hà Nội vẫn còn hơn 20% diện tích nhà ở xã hội đang bị bỏ không, lãng phí nhiều năm nay chỉ vì... đang chờ trình ngân sách.
Bảo Duy (Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33