Dần mở nút thắt cơ chế nhà ở và nhà ở xã hội cho công nhân
Nhà ở giá rẻ: Cần lắm những công trình xanh | |
Hàng nghìn người thu nhập thấp “hụt” cơ hội mua nhà |
Từ việc sở hữu nhà khó khăn...
Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH)”, trong đó có việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân gắn với quy hoạch nhà ở, trường học, bệnh viện tại các KCN - CX, dẫu một số địa phương như Hà Nội đã thực hiện khá tốt thí điểm mô hình xây nhà ở cho công nhân tại KCN - CX, tuy nhiên do vướng mắc về cơ chế mà số lượng nhà ở cho công nhân tại các KCN - CX chưa đáp ứng được yêu cầu. Riêng mô hình nhà ở xã hội, với công nhân lao động đang làm việc tại các KCN - CX để “sở hữu” được căn nhà này thời gian qua quả là giấc mơ xa.
Phát triển nhà ở công nhân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP.Hà Nội. |
Thống kê của các cơ quan chức năng cho hay, trên địa bàn cả nước hiện chỉ có 20% tổng số CNLĐ có nhà ở ổn định, còn lại phải đi thuê với giá từ 300.000 - 450.000 đồng/người/tháng. Điều đáng nói theo một nghiên cứu mới đây về cải thiện môi trường sống cho công nhân các KCN tại Việt Nam của Tổ chức JICA (Nhật Bản), với những CNLĐ được trả mức lương trung bình 4 - 5 triệu đồng/người/tháng thì mới chỉ đáp ứng được khoảng 78 - 84% nhu cầu chi tiêu của họ. Cũng theo điều tra của tổ chức này tại gần 100 KCN - CX trên địa bàn cả nước, ở một số nơi đã xây nhà cho công nhân ở và thuê thì đa số không gian thiết kế không phù hợp, đã thế lại rất ít nhà đầu tư bất động sản quan tâm xây nhà ở công nhân. Trong khi đó, ở cấp địa phương, sự quan của các cấp chính quyền lại không đồng đều dẫn đến có địa phương thực thi việc xây nhà ở cho công nhân khá tốt, nơi lại triển khai chưa tốt. Không những thế, nếu có xây nhà cho công nhân xong thì quy mô nhà vượt quá khả năng chi trả của họ dẫn đến tình trạng nhà có, người đến ở thì ít.
“Có thực mới vựa được đạo”, ở các nước phát triển, trong chiến lược cạnh tranh quốc gia và cấp độ doanh nghiệp, yếu tố con người mang tính quyết định. Chính vì thế, ngoài việc chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao tay nghề, chính sách lương, thưởng họ rất quan tâm đến vấn đề an sinh. Còn ở ta, do một tố yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nên vấn đề an sinh (nhà ở, trường học, khu vui chơi, bệnh biện) cho CNLĐ chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, trong nghiên cứu của mình JICA cảnh báo: “CNLĐ làm việc tại các KCN phải sống trong điều kiện nghèo nàn về cơ sở vật chất. Đây cũng chính là trở ngại rất lớn đối với các DN ở KCN - CX trong việc giữ chân những lao động có tay nghề cao, điều đó vô tình làm giảm cạnh tranh của các DN với các nước xung quanh trong bối cảnh thị trường lao động được tự do hóa trong nội khối ASEAN...”.
Đấy là vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN- CX, còn lĩnh vực nhà ở xã hội theo đánh giá của các chuyên gia, từ khi Chính phủ có chính sách xây nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp thì những CNLĐ đang làm việc trực tiếp tại các KCN - CX tiếp cận với loại hình nhà này chỉ đếm trên đầu ngón tay là may. Đa số tiếp cận với loại hình nhà ở này là cán bộ, công nhân viên chức lao động ở các cơ quan hành chính, chính trị, đoàn thể, xã hội. Do đó, để chính sách được công bằng với mọi thành phần trong xã hội, theo PGS - TS Vũ Quang Thọ (Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn) Nhà nước cần phải có những cơ chế phù hợp để thực hiện đúng với tinh thần NQ 20 của BCHTW.
... đến đề nghị nhà ở công nhân được tiếp cận vốn ODA
Như đã đề cập, giai cấp công nhân làm ra đến gần 60% GDP, song kể từ khi Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài (ODA), đến nay dường như chưa có dự án ODA nào dành cho phát triển nhà ở công nhân. Mặc dù, xét dưới góc độ luật pháp ngay từ năm 2005, Luật Nhà ở 2005 (sửa đổi năm 2014) cũng đã quy định về phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN - CX gắn với nhà ở xã hội cho công nhân, nhưng đến nay đã qua hơn 10 năm, việc triển khai vẫn chưa tương xứng. Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển KCN Việt Nam tầm nhìn 2020 đã được Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2020 tổng CNLĐ tại các KCN- CX trên địa bàn cả nước khoảng 7,2 triệu người, trong đó số CNLĐ có nhu cầu về chỗ ở là 4,2 triệu người, tương đương gần 34 triệu m3 nhà ở.
Để chính sách được công bằng với mọi thành phần trong xã hội, theo PGS - TS Vũ Quang Thọ (Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn) Nhà nước cần phải có những cơ chế phù hợp để thực hiện đúng với tinh thần NQ 20 của BCHTW. |
Để thực hiện chiến lược này, hiện một số bộ ngành như Kế hoạch - Đầu tư; Xây dựng; Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu, triển khai việc hoàn thiện pháp luật về nhà ở cho công nhân tại các KCN - CX. Cụ thể, kiến nghị các dự án phát triển nhà ở cho công nhân được yêu tiên sử dụng vốn vay ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đặc biệt, với các KCN - CX đang hình thành hoặc đã hình thành song chưa lấp đầy thì cương quyết dành một diện tích đất nhất định xây nhà ở cho công nhân cũng như các khu sinh hoạt cộng đồng, bệnh viện và trường học cho con em. Cạnh đó, phải có cơ chế xã hội hóa việc xây dựng nhà ở công nhân phù hợp với thu nhập và điều kiện sống của từng vùng, miền, địa phương.
Được biết, hiện nay KCN ở huyện Mỹ Hào (tỉnh Hưng Yên) đang khá thành công trong mô hình nhà ở công nhân theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng hợp tác. Cụ thể, các tổ chức tín dụng cho CNLĐ vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5%/năm, thời hạn vay 20 năm. Trong số này, DN tại KCN hỗ trợ số tiền 500.000/người/tháng đối với hộ độc thân và cùng với khả năng chi trả của họ là 446.000 đồng/người/tháng. Còn với những hộ đã lập gia đình là trên 1 triệu đồng/hộ/tháng, góp phần tạo điều kiện cho công nhân tiếp cận với nhà ở. Do đó, một khi các nút thắt cơ chế được mở, DN được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các KCN- CX buộc phải có đất sạch xây nhà ở công nhân và các hạ tầng đi kèm, Nhà nước có cơ chế để 3 bên cùng góp vốn như ở Mỹ Hào (Hưng Yên) thì việc công nhân có nhà để thuê, để ở trong KCN - CX mà việc tiếp cận với nhà ở xã hội chỉ còn là vấn đề thời gian.
H. Phạm - A. Tùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33