Kỳ 1: "Cầu gôn trận đấu” trong mỗi ca phẫu thuật
Phẫu thuật tạo hình cho bệnh nhân 10 năm bí tiểu do hẹp niệu đạo | |
BV Nhi Trung ương: Kỷ lục 3 ngày phẫu thuật thành công 2 ca ghép gan |
Nhiều người nghĩ rằng, các bác sĩ làm việc trong phòng mổ hàng ngày đối diện với máu và những cái chết của người bệnh nên cảm xúc cũng “chai sạn”. Nhiều khi họ trở nên vô tình với nỗi đau của người khác. Song có mặt trong phòng mổ, chứng kiến các y, bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ GMHS “thắt” tim, tập trung cao độ để giành lại sự sống cho người bệnh mới thấy được phần nào những áp lực của người thầy thuốc mỗi khi bước vào ca phẫu thuật.
Mỗi ca gây mê là một cú kích tim
Dù đã nhiều lần được vào phòng mổ, với suy nghĩ bình thường như bao người khác, tôi chỉ chăm chú quan sát bàn tay của bác sĩ phẫu thuật viên. Nhưng khi để ý, tôi nhận ra rằng, phía sau tấm vải toan che bệnh nhân đang “ngủ ngon giấc” là cả một ê kíp GMHS giống như những chiến sĩ thầm lặng, song hành, hỗ trợ phẫu thuật viên làm nên thành công của ca mổ.
Bác sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó trưởng Khoa GMHS, Bệnh viện Phổi Trung ương |
Tôi may mắn được trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó trưởng Khoa GMHS, Bệnh viện Phổi Trung ương ngay sau khi anh thực hiện xong một ca mổ. Sau hơn 20 năm khoác áo Blouse trắng, bác sĩ Nghĩa như đã tích lũy cho riêng mình một phong thái điềm đạm, bình tĩnh lạ thường sau một ca bệnh khó vừa phẫu thuật.
Chia sẻ công việc hàng ngày với chúng tôi, bác sĩ Nghĩa cười hiền khi được hỏi: Có buồn không khi bệnh nhân ít khi biết tới vai trò của bác sĩ GMHS? Bác sĩ Nghĩa từ tốn trả lời: “Đó là công việc của chúng tôi, không có gì phải buồn hay suy nghĩ vì chuyện đó cả. Điều chúng tôi hướng tới là thành công của ca mổ. Thực sự, chúng tôi luôn mong bệnh nhân sau mỗi ca phẫu thuật nên quên mình đi, như vậy có nghĩa là ca phẫu thuật đó đã diễn ra tốt đẹp”.
Có lẽ, chỉ những người trong nghề mới thấu hiểu vai trò của các bác sĩ gây mê hồi sức quan trọng như thế nào trong mỗi ca phẫu thuật. Theo bác sĩ Nghĩa, bác sĩ gây mê giống như người thủ môn giữ gôn trong mỗi trận đấu bóng.
Trong đó, thủ môn vẫn được đánh giá như người nắm giữ 50% chiến thắng của đội bóng, vì đó là vị trí trọng yếu trên sân. Và tương tự, trong ca mổ cũng vậy, bác sĩ gây mê là người nắm giữ vận mệnh của bệnh nhân và nếu không may bệnh nhân tử vong, thì ngoài nguyên nhân khách quan từ mức độ trầm trọng của người bệnh, còn phần nhiều là do những lỗi bất cẩn của đội ngũ gây mê.
Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương đang thực hiện gây mê hồi sức cho bệnh nhân. |
Nhưng nghịch lý giữa thủ môn và bác sĩ gây mê, thủ môn là chốt chặn cuối cùng không cho trái bóng đi vào khung thành, làm tốt nhiệm vụ đó, thủ môn trở thành những người hùng được mọi người tung hô ca ngợi. Nhưng đối với bác sĩ GMHS, khi ca phẫu thuật thành công họ lại lặng lẽ và âm thầm lui về “hậu trường” và ít được mọi người nhắc đến. Và trước nay, thường tên họ chỉ được nhắc đến khi có tai biến y khoa xảy ra. Bởi vậy, khi đã lựa chọn làm bác sĩ GMHS thì những người làm trong lĩnh vực này tự mặc định mình sẽ phải chấp nhận phần vinh quang thì ít mà trọng trách lại nhiều.
Nhiều người vẫn nghĩ, ê kíp phẫu thuật GMHS chỉ cần giữ cho bệnh nhân ngủ sâu và không đau hàng giờ để phẫu thuật viên thao tác thuận tiện. Nhưng thực sự, công việc của họ không đơn giản như thế. Chia sẻ về công việc của mình, bác sĩ Nghĩa tâm sự: Nếu một ca mổ, phẫu thuật viên có thể đảm bảo thực hiện được, nhưng trên nền bệnh nhân có quá nhiều bệnh nội khoa kèm theo thì bác sĩ gây mê là người cuối cùng cân nhắc, quyết định mổ sao cho đảm bảo an toàn.
Lúc này, vai trò bác sĩ GMHS phải tiên lượng, điều chỉnh, đề ra phương pháp gây mê, gây tê, thời gian phẫu thuật hợp lý. Đặc biệt, trong lúc mổ, các bác sĩ gây mê phải luôn theo dõi sát bệnh nhân với tất cả các dấu hiệu sinh tồn, thông qua hệ thống máy theo dõi và những diễn biến bất thường trong quá trình mổ. Đồng thời, bác sĩ gây mê sẽ phối hợp với phẫu thật viên đưa ra các quyết định phù hợp nhất dựa vào tình trạng diễn biến thực tế của bệnh nhân trong ca mổ.
Đối với bác sĩ gây mê thì sự thận trọng phải đặt lên hàng đầu, việc lựa chọn phương pháp gây mê, gây tê hay lựa chọn phối hợp các loại thuốc, liều lượng phù hợp với từng ca bệnh là then chốt cho sự an toàn, thành công của mỗi ca mổ, bởi thuốc mê là thuốc ít nhiều có những độc tính với cơ thể, nhưng đa phần bệnh nhân buộc phải dùng tới mỗi khi lên bàn mổ.
Theo PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội gây mê Việt Nam, trong mỗi ca phẫu thuật, trách nhiệm của bác sĩ GMHS là rất quan trọng và nặng nề. Trong đó, trước mổ bác sĩ GMHS phải thăm khám, sàng lọc và hiểu rõ bệnh lý của người bệnh cũng như hiểu rõ những kỹ thuật mà phẫu thuật viên sẽ thực hiện trong ca mổ. Trong quá trình mổ, bác sĩ phải làm gây mê, gây tê,… hạn chế những tác động bệnh lý để bệnh nhân có “giấc ngủ ngon” cho phẫu thuật viên thực hiện nhiệm vụ. Sau đó, là phần hồi sức, hồi tỉnh cho người bệnh hồi phục trở lại. Cuối cùng là bước chống đau cho bệnh nhân. “Điều quan trọng là bác sĩ GMHS giúp bệnh nhân chống đau cả trong và sau quá trình mổ là điều cực kỳ quan trọng. Làm sao để bệnh nhân vào cuộc mổ ngủ ngon êm ái và sau khi ra khỏi phòng mổ thì tỉnh táo như thường”, PGS. Thắng nhấn mạnh. |
Người khống chế để thuốc không làm ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân chính là bác sĩ gây mê. Không có công thức chung nào để định lượng thuốc gây mê cho tất cả mọi bệnh nhân, chỉ biết sai một ly đi một đời người. Thiếu hoặc thừa một chút thuốc, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong tức thì. Bởi vậy, đối với những bác sĩ GMHS thì mỗi ca gây mê là một cú kích tim.
“Cân não” với những ca gây mê phẫu thuật phổi
Đối với những ca phẫu thuật liên quan đến phổi, là cả một bài toán đặt ra cho những bác sĩ GMHS. Bởi trong Bệnh viện Phổi Trung ương, các ca phẫu thuật chủ yếu là phẫu thuật trên phổi. Trong khi, những bệnh nhân nhập viện, chức năng hô hấp của bệnh nhân rất kém, đa phần là phổi bệnh lý. Với bác sĩ gây mê thì chức năng của tim và phổi được quan tâm hàng đầu, nhưng để tiến hành gây mê trên những bệnh nhân phổi bệnh là một bài toán khó “Gây mê thông thường thì các bác sĩ sẽ thông khí cả hai phổi.
Còn đối với những bệnh nhân phải gây mê để phẫu thuật phổi, bác sĩ chỉ thông khí 1 bên phổi là bên phổi không mổ. Nhưng thậm chí ngay bản thân chức năng bên phổi không mổ của bệnh nhân cũng đã rất kém, có những bệnh nhân chức năng hô hấp chỉ còn 25% đến 30%, nên gây ra rất nhiều những khó khăn cho các bác sĩ gây mê”, bác sĩ Nghĩa phân tích.
Bởi vậy, các bác sĩ gây mê phẫu thuật phổi cần có những chiến lược, sách lược đối với từng ca bệnh trước khi tiến hành ca mổ. Làm sao thông khí đảm bảo duy trì các thông số sống của bệnh nhân ở mức cho phép. Nhiều ca bệnh, các bác sĩ phải cân nhắc xem gây mê được hay không. Bởi thực tế tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã có trường hợp bệnh nhân khi thông khí 1 phổi, nhưng không đảm bảo được trao đổi oxy, hô hấp, phải dừng, hoãn mổ. Hoặc không đáp ứng được các yêu cầu gây mê, những bệnh nhân như vậy cần sự hỗ trợ của hệ thống máy tim phổi nhân tạo.
Minh Khuê
Kỳ 2: Những nỗi ám ảnh của bác sĩ gây mê hồi sức
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38