Kiểm tra việc đội MBH trẻ em khi tham gia giao thông: Không để “đá ném ao bèo”!
Nhiều phụ huynh "quên" đội mũ cho con | |
Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện | |
Quy định đội mũ bảo hiểm trẻ em trước giờ “G” |
Nhiều trường hợp vi phạm
Mặc dù, trước khi triển khai ra quân xử lý vi phạm (từ ngày 10/4), trong các ngày từ 6 - 9/4/ 2015, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) TP Hà Nội đã tiến hành công tác tuyên truyền, nhắc nhở những trường hợp vi phạm việc đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông.
Thiếu úy Nguyễn Văn Hiền, CSGT đội 7 CA TP Hà Nội cho biết, về cơ bản các em học sinh đi xe đạp điện và các phụ huynh đều chấp hành tốt bởi qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân đã biết rõ sự an toàn của việc đội mũ bảo hiểm và thông tin lực lượng CSGT sẽ tiến hành xử phạt, gửi thông báo tới nhà trường những trường hợp vi phạm nên đại đa số người dân đều ủng hộ chủ trương này.
Theo ý kiến của đông đảo phụ huynh, việc đội mũ bảo hiểm là để đảm bảo an toàn cho con em mình. Chị Nguyễn Thị Hoàng Yến, trú tại số 15 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng chia sẻ: “Bao giờ tôi cũng đội mũ bảo hiểm cho con khi ra đường. Tôi thấy chủ trương đội mũ bảo hiểm cho trẻ em đã được nhắc nhở từ lâu, tôi chấp hành từ trước khi có quyết định xử phạt”. Sau 3 ngày thực hiện quy định, đa phần người dân có ý thức chấp hành nghiêm túc nhưng bình quân mỗi ngày vẫn còn hàng trăm trường hợp vi phạm bị các tổ tuần tra kiểm soát lưu động của CSGT nhắc nhở và lập biên bản xử phạt.
Còn nhiều trường hợp vẫn vi phạm |
Đơn cử, chỉ trong vòng 1 giờ của ngày đầu trong đợt cao điểm kiểm tra (ngày 10/4), tại khu vực ngã tư Lê Trọng Tấn - Quang Trung (Q.Hà Đông), tổ tuần tra Đội CSGT số 7, Phòng CSGT đã tiến hành lập biên bản xử lý 25 trường hợp vi phạm, trong đó có 10 trường hợp phụ huynh không đội MBH cho con khi đi xe máy. Theo ghi nhận của CSGT, nếu như người lớn cố tình vi phạm quy định khi không đội mũ cho HS tiểu học khi đi xe máy thì HS THCS và THPT lại chủ yếu vi phạm đội MBH khi điều khiển xe đạp điện.
Đợt cao điểm lần này, lực lượng CSGT đã thành lập các tổ tuần tra kiểm soát, lưu động. Tổ tuần tra sẽ tập trung vào các khu vực trường học cũng như các tuyến đường dẫn đến các trường học, khu vui chơi; xây dựng kế hoạch chi tiết và quán triệt đến toàn bộ chiến sĩ khi tuần tra xử lý vi phạm. Ngoài việc xử phạt, HS vi phạm sẽ bị lực lượng CSGT gửi thông báo về các trường để các đơn vị có biện pháp giáo dục, uốn nắn.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Sở GD-ĐT cho biết, từ ngày 2/4, Sở đã bắt đầu thực hiện kiểm tra liên ngành, kết quả ban đầu cho thấy có sự chuyển biến trong ý thức của phụ huynh, HS. “Đoàn kiểm tra đã giám sát, nhắc nhở tại những điểm trường tiểu học, THCS, THPT của 9 quận nội thành. Khi thấy phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con hoặc bản thân không đội mũ bảo hiểm, thành viên đoàn tập trung các bậc phụ huynh và HS này lại, chờ đến khi giờ học bắt đầu mới nhắc nhở, yêu cầu viết cam kết, nếu tái phạm sẽ chịu xử phạt” – ông Tuấn cho hay.
Đồng thời, khi có thông báo từ CSGT về việc xử lý các HS vi phạm, Sở GD-ĐT cũng đưa ra các hình thức xử lý tiếp theo tương ứng với mức độ vi phạm. Cụ thể, theo quy định của Sở GD-ĐT, HS vi phạm lần một sẽ bị phê bình trước lớp, trường; lần hai, viết kiểm điểm, mời phụ huynh lên làm việc và tái phạm nhiều lần sẽ bị hạ hạnh kiểm một tháng, một kỳ. Trường nào có nhiều HS vi phạm sẽ bị hạ đánh giá thi đua và hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở GD-ĐT.
Cần xây dựng ý thức lâu dài
Theo quy định người từ 16 - 18 tuổi không đội MBH khi tham gia giao thông sẽ bị phạt 1/2 mức tiền áp dụng với người thành niên. Phụ huynh lái mô tô, xe gắn máy chở con em (từ 16 - 18 tuổi) thì ngoài phạt lái xe, người ngồi trên xe này cũng bị phạt. HS từ 14 - 16 tuổi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, xe máy điện tham gia giao thông nếu vi phạm sẽ bị cảnh cáo (không phạt tiền), lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện 7 ngày. |
Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ cho biết, việc thực hiện quy định này không khó với bậc THCS. “Chúng tôi đã hướng dẫn tất cả các trường THCS trên địa bàn quận, chỉ cho học sinh đi xe đạp điện đến trường ra về khi các em có đội mũ bảo hiểm. Với những em không có mũ bảo hiểm, nhà trường giữ lại và yêu cầu liên lạc với gia đình đem mũ đến thì mới được ra về. Cách làm này hiệu quả, các em đều đội mũ đầy đủ khi đến và rời trường” – ông Lê Hồng Vũ cho biết. Cách làm này cũng được một số trường dân lập như trung học và phổ thông Nguyễn Bình Kiêm thực hiện khi chỉ cho phép HS đi xe đạp điện hoặc xe máy đến trường khi đội MBH.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số trường trên địa bàn quận Tây Hồ, khó khăn lại rơi vào học sinh tiểu học. “Nhà trường có thể yêu cầu, thuyết phục các em học sinh tiểu học đội mũ bảo hiểm nhưng người thực hiện lại là các bậc phụ huynh. Nếu họ không cho con em mình đội mũ thì nhà trường cũng không thể xử phạt hay bắt ép” – ông Vũ chia sẻ. Ngoài ra, đa số các trường đều phản ánh, phụ huynh ngại đội mũ cho con vì nhà gần, không cần thiết phải đội mũ bảo hiểm. “Ý thức của người lớn chưa đầy đủ thì nhà trường làm sao thuyết phục được các con. Con phải đội mũ bảo hiểm nhưng bố mẹ không đội cho thì nhà trường bó tay” – ông Vũ nêu ý kiến.
Còn theo ông Tuấn, từ năm học 2012-2013, ngành GD- ĐT đã ký quy chế phối hợp giữa giám đốc Sở GD-ĐT, giám đốc CA TP Hà Nội và giám đốc sở GTVT, Bí thư Thành đoàn về phối hợp giáo dục pháp luật, an toàn giao thông giai đoạn 2013-2018, trong đó có nội dung yêu cầu học sinh đội mũ BH khi tham gia giao thông. Do vậy, việc sở GD-ĐT phối hợp với CSGT để xử phạt các trường hợp không đội MBH chỉ với mục đích là đảm bảo an toàn tính mạng cho HS, cần được toàn xã hội ủng hộ. Do đó, đây là việc làm cần tiến hành thường xuyên, lâu dài. “Nếu nhà trường, cơ quan chức năng lơi lỏng sau đợt cao điểm thì mọi cố gắng, kết quả thực hiện trong dịp này coi như không có tác dụng” – ông Tuấn khẳng định.
Đồng quan điểm, theo thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng CSGT, Công an TP, biện pháp xử lý trực tiếp HS chỉ là biện pháp cắt ngọn, muốn xử lý tận gốc cần các bậc phụ huynh gương mẫu nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho con trẻ noi theo.
Hi vọng với nỗ lực, cố gắng và phối hợp đồng bộ của lực lượng CSGT, ban giám hiệu các trường, các bậc phụ huynh và các em học sinh, quy định về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc.
Hữu Thành – Duy Anh -Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42