Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ vào nghề săn… ong

Với đồ nghề chỉ là cái vợt làm bằng mùng và một cái chang kèm theo sợi dây thừng, nhiều nông dân ở huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn (Hà Tĩnh) có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ nghề bắt ong rừng.
Dịch vụ dọn nhà cuối năm: Nhu cầu cao, nên giá tăng
12 bước để khởi nghiệp
Cơ hội kiếm 60 triệu đồng/tháng tại Đức

Độc đáo nghề săn ong rừng

Trong những ngày cuối đông, rất nhiều người dân ở các huyện miền núi ở Hà Tĩnh đã bắt đầu với hành trình “săn ong”. Trên những tuyến đường như QL 8A (đoạn xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn), đường 17 gần biên giới Việt-Lào (đoạn từ xã Hương Xuân, huyện Hương Khê), đường tỉnh lộ 5 (đoạn Vườn quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang) được coi như là điểm hội tụ của những người có thú vui săn ong rừng.

Chia sẻ về kinh nghiệm săn ong rừng, ông Nhân (trú xã Hương Xuân, Hương Khê) cho biết: “Mùa săn ong rừng rất ngắn, từ khoảng giữa tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 12, khi thời tiết đang giao mùa. Lúc này, mùa đông giữa đại ngàn rất lạnh nên đàn ong phải di trú về bìa rừng kiếm những nơi ấm áp, điểm dừng chân của đàn ong thường là những hàng cột điện ven đường và những tảng đá khuất gió. Với kinh nghiệm có sẵn, nhóm người của ông Nhân chọn những hàng cột điện và tảng đá là điểm săn ong chính”.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ vào nghề săn… ong
Một thợ săn ong đang quan sát con ong dẫn đàn về tổ mới.

Theo lời giới thiệu của ông Nhân, chúng tôi đã cuộc hội ngộ các bậc thầy săn ong. Khoảng 6 giờ 30 sáng theo nhóm thợ săn ong, hành trang trong chuyến đi của mỗi người thợ chỉ đơn giản là một cặp lồng cơm, vài, ba cái chang (chang được làm từ thân cây tro khoét rỗng, dài khoảng 50 cm, hai đầu bịt kín, ở giữa và cuối chang khoét một vài lỗ nhỏ để ong chui vào). Bên trong chang, thợ săn ong thường bỏ sáp ong để mồi, (mùi mật ong phảng phất hương thơm để nhử ong ở lại) của mật và thêm một chiếc vợt để đưa ong vào tổ, chuyến đi này chúng tôi thực tế được cách bắt ong rừng là như thế nào. Trong lần nghỉ dừng chân, ông Đinh Văn Quan - một thợ săn ong có tiếng trong nhóm - chia sẻ: “Hành nghề này vất vả lắm, có ngày đi không gặp thì vẫn về tay không. Nhưng có lúc may mắn, một ngày bắt được vài tổ ong, mỗi tổ bán được hơn một triệu đồng”.

Sau khi bắt được con ong kiếm đi tìm tổ, thợ săn ong phải thường xuyên theo dõi tín hiệu của đàn ong. Lúc chờ đợi này là cũng thời gian các tay săn ong chia sẻ kinh nghiệm bắt ong, nuôi ong… Ông Mai - một thợ săn ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn – cho biết: “Sau khi rời quân ngũ, ông về với gia đình sinh sống bằng nghề làm nông. Khoảng 20 năm trở lại đây, nhận thấy mình đang sống trong môi trường đồi núi, nên ông mạnh dạn đầu tư vào nghề nuôi ong. Ban đầu chỉ nghĩ đây là một thú vui, nhưng dần thấy nó có hiệu quả kinh tế cao, nên sau đó ông gắn bó với việc săn bắt và nuôi ong. Ban đầu chỉ theo bạn bè đi cho vui, nhưng rồi mê mải lúc nào không hay. Có lúc rong ruổi cả tháng vẫn không bắt được tổ nào, có ngày cả nhóm bắt được 2 tổ. Thông thường, mỗi tổ ong mật được bán tại chỗ với giá 800.000 đồng, nhưng hầu như không ai bán, bởi chúng tôi săn về để nuôi”.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, ông Mai chia sẻ: “Với ong ruồi, nếu thời tiết tốt, vòng đời là 45 ngày. Ong chúa sống được 3 năm, mỗi lần đẻ 4.000 trứng, nhưng sau 1 năm sức sinh sản sẽ giảm. Những loài ong ruồi được săn về nuôi khoảng 3 tháng sẽ khai thác được một lần, mỗi tổ ong chăm sóc tốt trung bình cho khoảng 5 lít mật, mật ong bán ra thị trường 300.000-500.000 đồng/lít”.

“Ông tổ” nghề ong

Với lợi thế hàng ngàn ha đất rừng, trong đó có Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang 4 mùa hoa trái, một tiểu vùng khí hậu đặc trưng, Vũ Quang đã và đang trở thành miền “đất lành” cho loài ong. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Hội Người mù huyện Vũ Quang, với niềm đam mê với con ong và trách nhiệm trước cuộc sống của bà con quê nghèo, ông đã được người dân trìu mến gọi là “Ông tổ của nghề nuôi ong Vũ Quang”. Chia sẻ với chúng tôi, ông Dũng cho biết: “Hơn 10 năm trước (2003), Hội Người mù Vũ Quang ra đời, đồng thời cũng đánh dấu sự hình thành nghề nuôi ong tại huyện Vũ Quang. Với vai trò đứng đầu tổ chức hội, nhìn hội viên thiệt thòi, cực khổ là tôi không thể cam lòng. Trong đầu lúc nào cũng đau đáu với suy nghĩ làm thế nào để tìm được một nghề phù hợp cho mọi người vươn lên”.

Cơ hội đã đến khi Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang tổ chức tập huấn, hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong cho người dân vùng đệm, ông Dũng là một trong những hộ phát huy tốt hiệu quả của nghề mới. Cũng từ khi nghề nuôi ong cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, ông Dũng bắt đầu hành trình truyền nghề, phát triển nghề ở nhiều địa phương trong huyện với mong muốn đây thực sự là nghề xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi.

Năm 2008, sau một thời gian được hỗ trợ của Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh cùng nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nghề nuôi ong ở Vũ Quang nhân được 3.000 đàn ong trên toàn huyện. Nhưng cũng trong năm này, một trận dịch nặng nề bùng phát đã đưa nghề ong non trẻ của Vũ Quang đứng trước bờ vực phá sản. Sau nhiều đêm mất ngủ, ông Dũng tự tìm kiếm và chế tác được một loại thuốc đặc hiệu để cứu đàn ong. Việc khôi phục đàn ong đang được dồn sức thực hiện thì cơn lũ lịch sử năm 2010 đã cuốn phăng tất cả thành quả bao năm gây dựng.

Không đầu hàng trước thử thách ngặt nghèo, một lần nữa, ông Dũng lăn lộn, với hy vọng khôi phục nghề ong địa phương trong tình trạng các gia đình kiệt quệ về kinh tế. Tiếp sức cho nghề ong, dự án “Cải thiện sinh kế cho người nghèo” hỗ trợ nguồn lực cho 60 hộ - đây được coi là điểm tái khởi động cho nghề nuôi ong sôi động của Vũ Quang hiện nay.

Bây giờ, mật ong Vũ Quang đã có thương hiệu vươn ra thị trường, đây cũng thành tựu lớn của những người nông dân sống tại huyện miền núi nghèo, đặc biệt đối với những con người miệt mài theo nghề nuôi ong họ đã được đón nhận những thành quả lớn lao này.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tin khác

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Xem thêm
Phiên bản di động