12 bước để khởi nghiệp
Dưới đây là 12 bước giúp bạn chuyển đổi vị thế từ người làm thuê thành ông chủ của chính mình.
1. Xác định điều bạn muốn làm
Một số người gọi đây là tìm kiếm niềm đam mê, nhưng thực tế nó còn nhiều hơn thế. Hãy nghĩ về kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của bạn. Cân nhắc những gì bạn đang làm nhiều giờ mỗi ngày trong nhiều tuần và nhiều năm.
2. Nghĩ về những gì người khác sẽ trả cho bạn
Một dự án kinh doanh khả thi nếu nó là giao điểm giữa những gì bạn muốn làm và những gì người khác sẽ trả tiền để nhận được. Khi bạn tạo ra sản phẩm mình yêu thích nhưng không ai muốn mua thì đó chưa phải là cơ hội kinh doanh khả thi.
Ảnh minh họa |
3. Phỏng vấn khách hàng lý tưởng
Tìm một vài người mà bạn nghĩ rằng họ sẽ là khách hàng lý tưởng. Hỏi họ về nhu cầu, nguyện vọng, thậm chí những nỗi sợ hãi lớn nhất của họ có liên quan đến ý tưởng kinh doanh bạn dự định theo đuổi.
Những lợi ích từ sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp có phù hợp với nhu cầu thực sự của họ? Hơn nữa, đừng quên ghi chép lại những từ ngữ mà các khách hàng này sử dùng. Chúng rốt cuộc sẽ giúp ích cho chiến lược marketing của bạn.
4. Lập kế hoạch kinh doanh và tiếp thị
Hoạt động tiếp thị ngày nay bao gồm thiết kế nội dung, truyền thông xã hội, gửi email, vv… Hãy chắc chắn rằng bạn biết sử dụng các hình thức tiếp thị này một cách hợp lý để giới thiệu ý tưởng kinh doanh của mình đến với khách hàng.
Đồng thời, đừng quên lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết để đưa ý tưởng của bạn trở thành hiện thực. Kế hoạch này đừng nên quá quan trọng về hình thức nhưng cần phải có đủ những điểm cơ bản như cơ cấu hoạt động, sản phẩm, hệ thống phân phối và kế hoạch mở rộng.
5. Xây dựng ý tưởng kinh doanh trên quy mô nhỏ
Nếu có thể, hãy thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của bạn trên quy mô nhỏ trong khi bạn vẫn duy trì công việc hàng ngày của mình. Điều này đem đến cho bạn cơ hội kiểm tra ý tưởng, có được những khách hàng đầu tiên và đánh giá khả năng phát triển của dự án trước khi rời bỏ công việc hiện tại.
6. Đánh giá thông tin phản hồi và điều chỉnh
Vận hành hoạt động quy mô nhỏ sẽ giúp bạn xác định phần nào trong ý tưởng của bạn đáng giá và phần nào cần điều chỉnh. Hãy tiếp nhận phản hồi của khách hàng một cách nghiêm túc và tiến hành những thay đổi cần thiết trước khi bắt đầu mở rộng quy mô.
7. Xây dựng đội ngũ cộng sự
Nếu ý tưởng của bạn có vẻ khả thi, hãy tìm kiếm những người muốn cùng bạn tham gia vào đội ngũ lãnh đạo công ty. Tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, bạn có thể cần sự giúp đỡ trong các lĩnh vực như tài chính, marketing, dịch vụ khách hàng và sản xuất.
8. Huy động vốn
Nếu dự án kinh doanh có quy mô nhỏ, bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm để trang trải những chi phí cần thiết trong một vài tháng đầu tiên.
Nếu công ty của bạn có quy mô lớn hơn, bạn cần suy nghĩ về việc huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài.
9. Xác định loại hình và cơ cấu doanh nghiệp
Bạn cũng cần quyết định loại hình doanh nghiệp: liên doanh, trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay hợp danh? Tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến các loại hình doanh nghiệp và cẩn thận trong việc xác định vai trò của các thành viên trong đội ngũ lãnh đạo.
10. Rời bỏ công việc hiện tại
Khi sẵn sàng, hãy rời bỏ công việc hiện tại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn được nghỉ ngơi vì còn rất nhiều việc đang chờ bạn phía trước. Bạn cũng nên giữ mối quan hệ tốt đẹp với công ty vì có thể bạn sẽ phải làm việc với sếp và đồng nghiệp cũ trong tương lai.
11. Thiết lập ngân sách hoạt động
Bạn cần phải lập ngân sách hoạt động của công ty, bao gồm cả các khoản như chi phí tiếp thị, tiền lương nhân viên và các chi phí mua sắm khác. Điều quan trọng là đảm bảo bạn không lãng phí tiền bạc vào các chi phí phù phiếm.
12. Mở rộng quy mô kinh doanh tùy theo kế hoạch tiếp thị
Cuối cùng, tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện theo kế hoạch mà mình đã đặt ra. Tất nhiên, kế hoạch đó có thể thay đổi khi bạn gặp phải những trở ngại và vượt qua chúng.
Rõ ràng, trở thành một doanh nhân cần rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, nếu bạn làm theo từng bước trên đây và ý tưởng của bạn vẫn còn tính khả thi, bạn có thể “rời bỏ” cuộc sống của một nhân viên và trở thành một doanh nhân.
Nhật Trường (NCĐT)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43