Không nên lạm dụng kính áp tròng!
![]() | Trẻ sốt xuất huyết: Nguy hiểm khi không xử trí đúng |
![]() | Những bệnh nguy hiểm rình rập do thói quen ngồi nhiều |
![]() | Những sai lầm thường gặp khiến chị em khó giảm mỡ bụng |
Đẹp phải an toàn
Bệnh nhân tên Tuấn (18 tuổi), quê Hưng Yên, đến Bệnh viện Mắt Trung ương khám trong tình trạng mắt bị đỏ, sưng và nhức. Bệnh nhân này kể bị cận 9 độ và đeo kính từ lớp 1 đến lớp 12. Vừa rồi do cưới chị gái, Tuấn đeo kính áp tròng cho đẹp. Trong ngày đầu tiên đeo kính áp tròng, Tuấn đã có hiện tượng ngứa và khó chịu, nhưng vì cố đeo thêm mấy ngày nên mắt càng bị nặng hơn.
![]() |
Không nên lạm dụng kính áp tròng |
Chị Hoa, ở Quảng Ninh, cũng đến Bệnh viện Mắt Trung ương khám trong tình trạng mắt bị tổn thương nặng. Chị chia sẻ: Mắt chị không bị sao nhưng vì thấy mọi người đeo kính áp tròng thời trang với nhiều màu sắc đẹp nên chị cũng dùng thử. Ban đầu không vấn đề gì nhưng càng về sau càng có hiện tượng ngứa, đỏ, rồi nhức rất khó chịu. Đến bệnh viện khám chị mới tá hỏa khi biết mình bị loét giác mạc, điều trị chậm một chút có thể vĩnh viễn mất đi đôi mắt.
Theo Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, kính áp tròng cận thị thích hợp và tiện dụng với người chơi thể thao, làm việc văn phòng hoặc trong môi trường ít bụi. Thực tế số người lựa chọn kính áp tròng cận thị để điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt không nhiều, mà chủ yếu là các bạn trẻ thích chạy theo thời trang, dùng kính không số có màu sắc đa dạng (màu nâu, xanh, lục, mầu khói...) để đổi màu cho mắt mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hiện nay, chỉ cần lướt wed một lượt là hàng loạt các mẫu mã, thông tin về kính áp tròng hiện lên nhan nhản. Đủ chủng loại, kích thước và màu sắc, nhiều kính không rõ nguồn gốc xuất xứ, khiến cho người cần sử dụng khó lựa chọn. Nhiều trường hợp đã mua phải kính kém chất lượng, ảnh hưởng xấu tới thị lực, thậm chí làm mù mắt.
Cần tuân thủ lời khuyên của bác sỹ
Theo ThS. Đinh Văn Tài, Chuyên khoa Nội, Bộ Y tế, việc đeo kính áp tròng cho đẹp không được các bác sỹ khuyến khích, đặc biệt, trường hợp sử dụng không đúng chỉ định, lạm dụng hoặc sử dụng sai kỹ thuật có thể gây các biến chứng như khô mắt, đau mắt, xước trợt giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, viêm nhiễm hoặc loét giác mạc, không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, việc đeo kính áp tròng còn khiến cho mắt bị thiếu oxy qua trao đổi ở vùng giác mạc.
Với bất kỳ loại kính nào, người đeo cần phải tuân nhủ những nguyên tắc nhất định. Với kính áp tròng, việc đầu tiên là phải vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Trước khi đeo kính áp tròng, cần kiểm tra thật kỹ mắt kính. Nếu mắt kính có dính bụi bẩn thì làm sạch. Đặc biệt, tránh đeo khi kính bị trầy xước vì có thể làm ảnh hưởng và gây tổn thương cho đôi mắt. Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh các loại xà phòng tẩy rửa mạnh. Sau đó, hãy lau khô tay, nhất là ngón tay sử dụng để đeo kính bằng khăn sạch không có vải xơ. Các bước quan trọng này sẽ giúp đảm bảo vệ sinh khi đeo kính.
“Cần tuân thủ đúng các quy trình cũng như bảo quản thì mới có thể đảm bảo cho mắt một cách tốt nhất, hạn chế tối thiểu bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác. Nhìn chung, chỉ nên đeo tối đa 8-12 tiếng/ngày, nên tháo kính ra khi đi ngủ, không nên đeo qua đêm. Sau khi sử dụng phải vệ sinh kính sạch sẽ trước khi cất. Chỉ sử dụng sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh cho kính, bảo quản kính bằng dung dịch dưỡng tra hàng ngày. Nên thay kính định kỳ 3 tháng/lần”, bác sỹ Tài khuyên. |
“Cần tuân thủ đúng các quy trình cũng như bảo quản thì mới có thể đảm bảo cho mắt một cách tốt nhất, hạn chế tối thiểu bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác. Nhìn chung, chỉ nên đeo tối đa 8-12 tiếng/ngày, nên tháo kính ra khi đi ngủ, không nên đeo qua đêm. Sau khi sử dụng phải vệ sinh kính sạch sẽ trước khi cất. Chỉ sử dụng sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh cho kính, bảo quản kính bằng dung dịch dưỡng tra hàng ngày. Nên thay kính định kỳ 3 tháng/lần”, bác sỹ Tài khuyên.
Mặc dù đã được khuyến cáo là không nên nhưng nếu thật sự muốn dùng kính áp tròng, các chuyên gia y tế khuyên người sử dụng phải hết sức thận trọng. Cần được khám và tư vấn trước khi sử dụng, tránh trường hợp “tiền mất, tật mang”.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37