Khi bị ho không cần phải kiêng tôm và thịt gà
Làm thế nào khi trẻ bị ho ban đêm Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho và có thể kéo dài vào ban đêm. Do đó các bà mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý cho con. |
Bác sĩ Hương lý giải, phần thịt của con tôm không gây kích ứng họng mà về mặt dinh dưỡng thì tôm có chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, giúp chóng khỏi bệnh. Về khía cạnh dinh dưỡng, thịt gà là loại thịt tốt nhất trong tất cả các loại thịt, bởi giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, đạm cao nhất. Ngoài ra, thịt gà cũng có rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, sắt. Thịt gà nhiều chất dinh dưỡng như vậy, dễ tiêu hóa và không có chất gì gây ho cả. Ngược lại, ăn thịt gà càng nhiều càng tốt, nhất là khi bị ốm. Do đó, việc kiêng khem tôm và thịt gà là hoàn toàn sai lầm.
“Điều lưu ý về thực phẩm khi ho chính là cách chế biến. Đối với người bệnh, kể cả ho cảm, thì việc chế biến cần được các bà nội trợ chú ý. Cần chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt. Bởi khi bị ho, lại ăn các thực phẩm cứng sẽ khó nuốt, đối với trẻ nhỏ thì dẫn tới nôn trớ. Đối với tôm cần bóc vỏ, thịt gà gỡ xương có thể nấu cháo, súp,… giúp dễ ăn và tăng cường dưỡng chất sẽ mau khỏi bệnh” – Bác sĩ Hương nhấn mạnh.
Chia sẻ về vấn đề trên, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội - cho rằng: Việc kiêng thịt gà và tôm khi bị ho là không đúng. Tuy nhiên, với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì làm tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn. “Nhiều gia đình khi cho con ăn tôm thường hay bóc phần vỏ đi, như vậy cũng chưa khoa học, bởi chính vỏ tôm mới chứa nhiều canxi tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu tôm to, vỏ sẽ cứng thì tốt nhất là các phụ huynh nên xay nhỏ cả con tôm để nấu cùng với cháo hoặc nấu cùng canh cho trẻ ăn” – PGS.TS Thúy khuyên.
Ngoài ra, theo Bác sĩ Hương, cơ chế gây ho ngoài các yếu tố môi trường, do nhiễm khuẩn, virut, vi khuẩn, còn có yếu tố thần kinh, thay đổi cảm xúc là lên cơn ho và hen. Đối với nước ta, thời điểm chuyển mùa cũng là yếu tố khiến cho người nhạy cảm mắc ho nhiều hơn, nhưng với trẻ em sẽ nhạy cảm hơn bình thường và khi lớn, triệu chứng sẽ càng giảm, nên phụ huynh không cần lo lắng quá nhiều.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38