Làm thế nào khi trẻ bị ho ban đêm
![]() | Ho lúc chuyển mùa - Thuốc gì? |
![]() | Thời tiết giao mùa trẻ dễ bị bệnh về hô hấp |
![]() | Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng vì thời tiết thất thường |
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần vệ sinh mũi và họng thường xuyên, đối với trẻ bị ho thì càng cần thiết hơn. Chúng ta có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và họng cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ chớm ho thì có thể dùng các cách dân gian như: luôn có một hũ chanh đào mật ong trong nhà để sẵn sàng khi con bị ho hay một thìa nhỏ mật ong ấm cùng với một vài lát chanh tươi hoặc các mẹ có thể ép nước củ cải trắng để cho trẻ uống, dùng húng chanh đường phèn vá lá hẹ, phật thủ và mạch nha hoặc cho con uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
Trước khi đi ngủ các bé sẽ được thư giãn và giữ ấm cơ thể nếu cho bé ngâm chân với nước ấm và một chút gừng tươi.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Khi trẻ ho thường biếng ăn nên hãy nấu những món có nhiều nước, dễ tiêu như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày để tạo cho trẻ tâm lý hứng khởi và hợp tác khi ăn.Những trường hợp trẻ bị ho về đêm do bệnh lý về đường hô hấp, ngoài điều trị thuốc, cha mẹ không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ.
Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các con ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.
Chú ý không để luồng gió thốc trực tiếp vào người trẻ. Trong mùa lạnh, luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, nếu trẻ thường xuyên vận động cũng dễ gây mồ hôi lưng và đầu do đó mẹ nên kiểm tra cho con thường xuyên, tránh để mồ hôi thấm vào người trẻ.
Siro ho có vị ngọt khiến bé rất thích, hơn nữa lúc đầu dùng thấy hiệu quả rất nhanh nên các mẹ thường xuyên "ưu ái" sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý liều dùng và cách dùng, tránh tình trạng làm trẻ bị nhờn thuốc gây mất tác dụng.
Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ."Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng.
Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ.
Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ"
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2.
Khánh Ly (TH)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31