Khách hàng uống say rượu, bia được sử dụng taxi miễn phí?
Công nghệ ngăn chặn người say rượu lái xe | |
Phát minh mới: Tài xế say rượu xe sẽ bị vô hiệu hóa | |
Tranh cãi gay gắt tại tọa đàm về "tịch thu xe người say rượu" |
Tín hiệu mừng
Mới đây, Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia phối hợp với Cty TNHH GrabTaxi (Cty GrabTaxi) và 10 nhà hàng trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ký kết thực hiện chương trình thí điểm mô hình “Nhà hàng ATGT – Lái xe văn minh, trách nhiệm”. Theo đó, các nhà hàng tham gia vào chương trình này sẽ cam kết việc nhắc nhở khách hàng không nên điều khiển phương tiện giao thông khi sử dụng rượu bia. Khi khách hàng đồng ý, nhà hàng lập tức cung cấp dịch vụ trông giữ xe qua đêm, bảo đảm tài sản cá nhân cho khách, đồng thời hỗ trợ gọi dịch vụ taxi miễn phí thông qua ứng dụng GrabTaxi để đưa khách hàng về nhà an toàn. Bên cạnh đó, theo như văn bản ký kết trong chương trình, Cty GrabTaxi sẽ giúp tăng cường năng lực giám sát, thi hành pháp luật của cơ quan chức năng bằng việc cung cấp máy đo nồng độ cồn và hỗ trợ thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về lái xe an toàn, trách nhiệm đến mọi người dân trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Không những vậy, theo bản ký kết giữa Ủy ban ATGT Quốc gia với Cty GrabTaxi, trong giai đoạn đầu thực hiện thí điểm, chi phí sẽ do hãng TaxiGrab chi trả. Sau giai đoạn tài trợ, chi phí chi trả taxi sẽ do nhà hàng và Cty Grab Taxi thỏa thuận thanh toán hoặc nhà hàng có thể chi trả cho khách hàng.
Những người say rượu, bia sẽ yên tâm hơn khi có dịch vụ Taxi đưa về nhà |
Nhận định về chủ trương này, anh Phạm Nhật Tiến – Giám đốc Cty Sản xuất TM&DV Thuận Tiến (Hà Nội) cho rằng, là một người thường xuyên phải đi tiếp khách xa nhà, nếu như có thêm dịch vụ taxi miễn phí hoặc dịch vụ thuê lái xe… trong những trường hợp bất khả kháng là hợp lý. Dịch vụ này không chỉ đảm bảo an toàn cho những người đã lỡ uống quá chén, mà còn đảm bảo tính mạng cho nhiều người khác khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo anh Tiến, cũng như ý kiến của nhiều người dân, đã sử dụng dịch vụ TaxiGrab, thì GrabTaxi cần có thêm nhiều chế độ đãi ngộ với tài xế, cũng như những chính sách ràng buộc giữa các bên. Bởi lẽ, khi khách hàng cần sử dụng đến phương tiện gọi taxi của Grab, không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhất là gọi vào giờ muộn (trong khi thực tế, đối tượng được miễn phí thường vào buổi tối, đêm muộn là chính – PV). Đó là chưa kể đến sử dụng GrabTaxi, khách hàng phải nêu rõ yêu cầu điểm đầu và điểm kết thúc hành trình, vì thế, những đoạn đường ngắn, khách hàng thường nhận được sự từ chối của lái xe.
Việc T.P Đà Nẵng được chọn là địa phương thí điểm mô hình này cũng khiến nhiều người “ngạc nhiên”, bởi Hà Nội và TP. HCM là những nơi dân cư đông đúc, nên số lượng người trong đối tượng của chương trình nhiều hơn không được chọn làm thí điểm? Trả lời câu hỏi này với báo chí, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay, T.P Đà Nẵng tương đối nhỏ sẽ dễ làm thí điểm và mô hình nhận được sự ủng hộ từ cấp lãnh đạo UBND thành phố đến các quận huyện nên dễ triển khai. Sau giai đoạn thí điểm ở Đà Nẵng nếu thành công thì sẽ nhân rộng ra Hà Nội và TP. HCM.
Nhiều người mong rằng chủ trương mới này sẽ sớm đi vào đời sống |
Đừng chỉ là thí điểm
Được biết, sau khi nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, mà nguyên nhân chủ yếu do lái xe trong tình trạng say rượu, thì chủ trương xây dựng mô hình “Nhà hàng ATGT – Lái xe văn minh, trách nhiệm”, kết hợp giữa cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân tạo ra một sự đồng thuận tương đối lớn. Thế nhưng nhiều người vẫn tỏ ra lo ngại, sau khi thí điểm và đơn vị hợp tác không chi trả tiền chi phí cho khách hàng nữa, mô hình sẽ khó thực hiện và đi vào ngõ cụt. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt câu hỏi, liệu đây có phải là một hình thức PR mới của Grab hay không? Bởi lẽ, ở hầu khắp các thành phố lớn, địa điểm thường được dân nhậu lựa chọn là các quán vỉa hè, vì thế việc kết nối giữa Grab với các nhà hàng là khó khả thi?.
Đánh giá về chủ trương trên, chuyên gia kinh tế T.S Đặng Thế Phúc cho rằng, không có chủ trương nào là không thể thực hiện, nếu như người dân đồng thuận và nhà nước làm triệt để sẽ hình thành thói quen đối với người dân. Khi ý thức nâng lên, việc người dân quan tâm đến sự an toàn của bản thân cũng như của những người tham gia giao thông khác cũng sẽ được nâng lên. |
Đánh giá về chủ trương trên, chuyên gia kinh tế T.S Đặng Thế Phúc cho rằng, không có chủ trương nào là không thể thực hiện, nếu như người dân đồng thuận và nhà nước làm triệt để sẽ hình thành thói quen đối với người dân. Khi ý thức nâng lên, việc người dân quan tâm đến sự an toàn của bản thân cũng như của những người tham gia giao thông khác cũng sẽ được nâng lên. Điều quan trọng là phải làm triệt để, đừng chỉ đưa ra chủ trương thực hiện thí điểm rồi “bỏ quên”, đừng để người dân nghĩ đó là một chiêu PR của doanh nghiệp mà hãy biến nó thành một việc làm thiết thực. Còn việc người dân ở thành phố thường chọn vỉa hè làm nơi nhậu nhẹt, để giải quyết vấn đề này không khó, nếu chính quyền địa phương ra tay quyết liệt, không cho bán, thì không có người dân nào dám ra vỉa hè để bán.
Là một trong những lái xe taxi lâu năm, anh Cao Ngọc Hà (tài xế taxi Mai Linh) cũng đồng thuận với quan điểm và chủ trương trên, thế nhưng theo anh Hà, để mô hình này thực sự được nhiều người chấp nhận sẽ còn mất rất nhiều thời gian. Bản thân là người lái xe lâu năm, nhưng với những người say xỉn, anh Hà cũng như các đồng nghiệp vẫn thường phải tránh. Bởi, với người tử tế không sao, nhưng có những đối tượng say xỉn thường càn quấy hoặc lợi dụng rượu để làm bậy như chửi bới, đe dọa lái xe, thậm chí là cướp của, giết người… “Theo tôi, nếu cơ quan chức năng đảm bảo được vấn đề an ninh thì lái xe mới dám chở người say, nếu không lái xe tham gia chở người say về nhà miễn phí cũng sẽ cảm thấy tính mạng mình bị đe dọa nên không dễ chấp nhận”, anh Hà cho biết.
Theo chủ trương của Ủy ban ATGT Quốc gia là không nhấn mạnh vào việc miễn phí, việc miễn phí hay không do GrabTaxi và nhà hàng thương thảo. Vấn đề quan trọng nhất ở mô hình này đó chính là việc khách hàng sau khi uống rượu say sẽ được đưa về nhà an toàn và không tham gia giao thông trực tiếp. Vì vậy để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, chứ không phải vì một mục đích cá nhân nào đó để rồi “đánh trống bỏ rùi”, hết thí điểm thì bỏ xó.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15