Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Chú trọng phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã có 21/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn, dần được thay thế bằng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại…qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
huyen thach that ha noi chu trong phat trien mo hinh nong nghiep cong nghe cao Đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
huyen thach that ha noi chu trong phat trien mo hinh nong nghiep cong nghe cao Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, năng suất cao
huyen thach that ha noi chu trong phat trien mo hinh nong nghiep cong nghe cao Kinh nghiệm nhìn từ Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhờ xác định được đúng trọng tâm, xác định đúng đối tượng…nên quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thạch Thất đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

huyen thach that ha noi chu trong phat trien mo hinh nong nghiep cong nghe cao
Xây dựng các chuỗi liên kết, phát triển nông nghiệp công nghệ cao giúp bộ mặt nông thôn ở Thạch Thất thay đổi nhanh chóng

Trong đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai mạnh mẽ và đạt kết quả khả quan. Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa: Hiện nay trên địa bàn huyện có 121 mô hình chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt với diện tích 74,7ha. Đã thực hiện chuyển đổi được 148ha.

Thực hiện quản lý và phát triển sản xuất theo các vùng đã quy hoạch để duy trì trồng rau, các loại củ, quả hoa, ngô nếp hàng hóa, dưa chuột, ớt xuất khẩu ở các xã Hương Ngải, Đại Đồng, Tiến Xuân, Yên Bình; Mở rộng diện tích trồng cây thanh long ruột đỏ lên 56 ha ở các xã Lại Thượng, Bình Yên, Kim Quan, Yên Trung, Cẩm Yên, Tiến Xuân...

Đặc biệt, căn cứ quyết định 5931/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND thành phố về phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã và đang tập trung chỉ đạo các xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hoàn thành diện tích 153 ha thành phố giao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Huyện đã hoàn thành xong việc cấp đổi, cấp lại đạt 100% sau dồn điền đổi thửa.

Cùng với việc triển khai công tác dồn điền, đổi thưa, Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Thạch Thất cũng xác định, thực hiện mở rộng các mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, nhằm nâng cao năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người dân.

Nhờ đó, đến nay trên địa bàn huyện đã có 5 mô hình ứng dụng công nghệ cao, điển hình như mô hình nuôi lợn rừng (quy mô trên 10.000 con), trồng rau hữu cơ, rau bản địa dưới tán rừng diện tích 12 ha ở xã Yên Bình; mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất và chế biến đông trùng hạ thảo, nấm linh chi và các sản phẩm rau hữu cơ trồng theo phương pháp thủy canh ở thôn Trại Mới xã Tiến Xuân; mô hình trồng hoa Lyly ở xã Đại Đồng..

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện hình thành 6 mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất như: Mô hình chuỗi lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 30 ha ở các xã Chàng Sơn, Lại Thượng, Bình Phú, Phú Kim, Kim Quan; mô hình sản xuất thực phẩm 3F với diện tích 28,8 ha tại xã Tiến Xuân; mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Hương Ngải diện tích 10 ha, nuôi lợn Hương gồm lợn nái và lợn thương phẩm ở xã Bình Yên.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, cùng với đó là tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện mô hình sản xuất nông sản theo hướng công nghệ cao. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng lên, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất được đầu tư, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới, khang trang hơn.

Đặc biệt, nhu cầu học tập, đi lại, sinh hoạt và phát triển kinh tế của nhân dân; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người đã được nâng lên từ 13,1 triệu đồng năm 2010 lên 58 triệu đồng năm 2018. Qua đó, giúp người dân ổn định cuộc sống, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình xây dựng và phát triển huyện Thạch Thất lên tầm cao mới.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động