Huyện Gia Lâm cần tập trung hoàn thiện các tiêu chí để sớm lên quận
Ứng Hòa nỗ lực mở rộng phạm vi sử dụng nước sạch | |
Số trường công lập đạt chuẩn đứng thứ 17 Thành phố | |
Tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp |
Thu nhập của người dân tăng gần 3 lần
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần, trong 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, huyện Gia Lâm xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm, từ đó đã cụ thể hóa thành các văn bản để thực hiện; thành lập Ban Chỉ đạo từ huyện đến các xã; chú trọng tuyên truyền, vận động, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tham gia xây dựng NTM...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm các gian hàng nông sản tiêu biểu của huyện Gia Lâm. (Ảnh: NC) |
Ông Nguyễn Ngọc Thuần cho biết: Từ năm 2010 đến tháng 6/2019, tổng nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Gia Lâm đạt trên 5.015 tỷ đồng, trong đó có có trên 550 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách. Huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 227 km đường giao thông; nâng cấp, cải tạo 68 km kênh cấp 3; đầu tư đồng bộ trên 411 km hệ thống chiếu sáng; xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa 151 điểm trường học, 3 trung tâm văn hóa tại các xã, 188 nhà văn hóa tại các thôn...
Diện mạo của huyện Gia Lâm có bước thay đổi căn bản. Đến nay, huyện có 20/20 xã đạt chuẩn NTM. Gia Lâm cũng hoàn thành 9/9 tiêu chí của huyện NTM, đang được Trung ương thẩm định để công nhận.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có bước phát triển mạnh mẽ. Ngay từ năm 2010, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, như vùng rau an toàn tại các xã Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi; vùng cây ăn quả tại các xã Đông Dư, Đa Tốn, Kiêu Kỵ; vùng hoa, cây cảnh tại các xã Lệ Chi, Phù Đổng... Đến năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản của huyện đạt bình quân 306 triệu đồng/ha canh tác (tăng 198 triệu đồng so với năm 2010), trong đó một số vùng chuyên canh rau, cây ăn quả đạt từ 500-700 triệu đồng/ha; một số mô hình cho thu nhập đến 1 tỷ đồng/ha, như cam Báo Đáp tại xã Kiêu Kỵ; hoa ly tại xã Lệ Chi; hoa cây cảnh tại xã Phù Đổng...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: NC) |
Huyện đã tổ chức cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ, lẻ trong khu dân cư; xây dựng các mô hình chăn nuôi xa khu dân cư, phát triển kinh tế trang trại với 45 trang trại và 233 gia trại qui mô vừa và lớn, chủ yếu là bò, lợn và gia cầm...; hình thành các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, qua đó, nâng cao việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 17 mô hình trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; 18 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, nhờ đó sản phẩm nông nghiệp của huyện Gia Lâm đã được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước.
Từ kết quả xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2018 đạt 48,9 triệu đồng (tăng 31 triệu đồng so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo còn 0,56%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 86,63%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó sử dụng nước sạch đạt 75,43%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 82,9%, trong đó cấp học THCS đạt 100%. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được chú trọng, số ca hỏa táng đạt trên 68%...
Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chúc mừng, đánh giá cao những kết quả của huyện Gia Lâm sau 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU. “Đây là kết quả của quá trình cống hiến, lao động miệt mài của các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Gia Lâm”, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao khen thưởng các tập thể có thành tích trong xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm. (Ảnh: NC) |
Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, quản lý điều hành và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền tại một số đơn vị trong xây dựng NTM có mặt còn hạn chế; có lúc còn chưa thống nhất, lúng túng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp còn chưa cao; việc huy động nguồn vốn góp của doanh nghiệp và nhân dân tham gia xây dựng NTM còn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện...
Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU nhấn mạnh, nhiệm vụ thời gian tới, huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng xây dựng NTM với các tiêu chí nâng cao, xây dựng NTM kiểu mẫu trên, gắn với hoàn thiện các tiêu chí đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận.
Muốn vậy, trước hết huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. “Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch để người dân thực sự là chủ thể thực hiện, đồng thời là người thụ hưởng các kết quả chương trình xây dựng NTM”, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Lê Anh Quân trao khen thưởng các tập thể có thành tích trong xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm. (Ảnh: NC) |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu, huyện Gia Lâm cần tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, phấn đấu để Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM trong năm nay. Cùng với đó, tiếp tục triển khai nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị gắn với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng lưu ý Gia Lâm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, tập trung, quy mô lớn, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục duy trì và phát triển các chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh các hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân với các tổ chức tín dụng, tổ chức khoa học, công nghệ và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị...
Đặc biệt, huyện cần tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận và hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; phấn đấu không còn hộ nghèo trên địa bàn. Đẩy mạnh phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và 2 Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố.
Tại hội nghị, huyện Gia Lâm cũng đã sơ sơ kết 1 năm thực hiện Phương án “Nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2018-2020”; phát động Cuộc thi xây dựng tuyến đường “xanh – sạch – đẹp” tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn. UBND huyện Gia Lâm cũng đã quyết định khen thưởng 74 tập thể, 24 hộ gia đình, 64 cá nhân trong công tác xây dựng NTM; cùng với 18 tập thể, 6 cá nhân trong công tác nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29