Hướng dẫn một đằng, thực hiện một nẻo

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không tổ chức thi học sinh giỏi ở các cấp quản lý, tăng cường giáo dục thể chất, cấm giao bài tập về nhà..., nghe rất hợp lý nhưng thực tế khó thực hiện
Đổi mới phương pháp giảng dạy để “chống nhạt”
Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức nhiều cuộc thi thiết thực

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục phổ thông năm học 2015-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành đã thể hiện một cách đầy đủ, bao quát các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm của bậc học phổ thông. Có thể nói đây là kim chỉ nam, định hướng cho mọi hoạt động giáo dục của từng địa phương, cơ sở giáo dục trong năm học. Tuy nhiên, việc thực hiện các hướng dẫn trong thực tế còn xa vời.

Giảm áp lực, bệnh thành tích

Nhiều cán bộ giáo dục, thầy cô giáo đang quản lý, học dạy ở bậc phổ thông bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với những điểm mới của hướng dẫn. Thầy Lê Thê - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chánh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi - cho biết: “Tôi tâm đắc với việc không tổ chức thi học sinh giỏi ở tất cả cấp quản lý; không giao chỉ tiêu học sinh tham gia các cuộc thi khác. Cái được của việc không tổ chức thi học sinh giỏi là rất lớn, giảm áp lực, căng thẳng cho học sinh, bớt đi bệnh ứng thí, sính thành tích trong học sinh, phụ huynh, nhà trường, tạo thêm điều kiện, kinh phí để giáo dục toàn diện. Cái được của không giao chỉ tiêu học sinh tham gia các cuộc thi khác để nhà trường cân nhắc, lựa chọn các cuộc thi phù hợp với khả năng của học sinh mình, đồng thời bớt đi áp lực về chuyện tranh đua, hơn, thua”.

Những đổi mới nhằm giảm tải cho học sinh rất khó thực hiện trong thực tế Ảnh: TẤN THẠNH
Những đổi mới nhằm giảm tải cho học sinh rất khó thực hiện trong thực tế. Ảnh: Tấn Thạnh

Thầy Nguyễn Ngọc Thái, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông), chỉ ra ưu điểm của hướng dẫn đó là tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại lễ chào cờ Tổ quốc; tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe học sinh thông qua tập thể dục buổi sáng và tập thể dục giữa giờ. “Trước đây, một thời gian dài, chúng ta bỏ những việc không hề nhỏ ấy. Nay tổ chức và yêu cầu học sinh hát Quốc ca trong tiết chào cờ sáng thứ hai hằng tuần làm sâu sắc thêm tình cảm, hồn thiêng sông núi, ý thức về Tổ quốc, dân tộc mình ở mỗi học sinh” - thầy Thái khẳng định. Nhiều giáo viên cũng cho rằng việc tổ chức tập thể dục buổi sáng và giữa giờ cũng là điều rất cần thiết để học sinh hình thành thói quen luyện tập, rèn luyện sức khỏe bản thân. Vì nhiều em học sinh, thanh thiếu niên bây giờ lười tập thể dục, suốt ngày mải học hành và chơi game…, thân hình thì mập mạp, to lớn nhưng lại chậm chạp, yếu ớt.

Cô N.T.T.T, giáo viên của một trường tiểu học ở TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho rằng Thông tư 30 - đánh giá bằng lời nhận xét thay cho điểm số cụ thể ở bậc tiểu học - sau 1 năm “dậy sóng, có nhiều ý kiến trái chiều; quá trình thực hiện nảy sinh một số vấn đề bất cập, khó khăn cho giáo viên đã có thêm các văn bản, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp với thực tế và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo tiểu học. “Chúng tôi hoan nghênh quy định cụ thể, rõ ràng của Bộ GD-ĐT. Đối với học sinh học 2 buổi/ngày, học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hằng ngày để học sinh không phải mang theo sách vở nhiều khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu tại thư viện nhà trường” - giáo viên này chia sẻ.

Xa rời thực tế

Từ hướng dẫn nhiệm vụ này, vấn đề quan trọng hàng đầu là nằm ở nhận thức, trách nhiệm và quá trình thực hiện của các sở, phòng GD-ĐT và các đơn vị nhà trường. Có thực tế đáng buồn, mặc dù hướng dẫn yêu cầu không tổ chức thi học sinh giỏi tất cả cấp quản lý, thế nhưng nhiều nơi, đơn vị vẫn đang ráo riết bồi dưỡng, huấn luyện các đội tuyển để dự thi học sinh giỏi các cấp.

Văn bản chấn chỉnh tình trạng lạm thu, tình trạng dạy, học thêm tràn lan ở bậc tiểu học tiếp tục được cơ quan chủ quản cụ thể hóa song “sức răn đe” của nó trong thực tiễn rất yếu ớt, chiếu lệ. Như vậy, văn bản quy định một đằng nhưng thực hiện lại một nẻo, kiểu “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Nhiều quy định, nội dung hoạt động giáo dục khá phong phú, toàn diện các mặt nhưng lại bị không ít nhà trường làm hời hợt, qua loa, hình thức, thậm chí cắt xén, bỏ luôn như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp với những lý do: thiếu về kinh phí, con người, có quá nhiều công việc phải thực hiện...

Thiết nghĩ, trong hoàn cảnh này, khó có thể hy vọng và tin cậy hoàn toàn vào trách nhiệm, ý thức, tính tự giác cao của các trường, thầy, cô giáo trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của cấp trên. Do vậy, các cấp quản lý không thể ngồi chờ nhận, tổng hợp báo cáo tại bàn giấy mà cần tăng cường công tác kiểm tra thực tế để nắm bắt cụ thể tình hình, có những định hướng và xử lý nghiêm khắc đối với các trường nói thì hay, báo cáo thì giỏi nhưng chẳng làm được gì mấy cho học sinh, phụ huynh và có hình thức xử lý hợp lý đối với các thầy cô cố tình vi phạm về quy định dạy thêm, học thêm...

Khó đáp ứng

Thầy Võ Kim Hảo - Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Khoa Huân, quận Tân Bình, TP HCM - bày tỏ những điểm mới của Bộ GD-ĐT hướng đến giáo dục toàn diện, chú trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tập dượt tính tự quản, tự chủ cho học sinh phổ thông trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cái khó hiện nay đối với nhiều nhà trường trong việc tổ chức, triển khai tốt các nội dung là nguồn kinh phí còn hạn hẹp, khả năng kiêm nhiệm của một số giáo viên chưa thể đáp ứng được.

Theo Đỗ Tấn Ngọc/ nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động