Giáo dục sức khỏe sinh sản trong trường học

Đổi mới phương pháp giảng dạy để “chống nhạt”

Ở Việt Nam, sức khỏe sinh sản (SKSS) luôn bị coi là chủ đề nhạy cảm và việc giáo dục SKSS trong nhà trường chưa được  phổ biến rộng rãi. Vì thế, việc vượt qua trở ngại tâm lý và thay đổi phương pháp giảng dạy để giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung này là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà.
Tái cơ cấu các trung tâm dạy nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy
Hội thảo: Tăng cường giảng dạy tiếng Đức tại các trường phổ thông

Giáo viên vẫn còn ngại ngùng

Chị Mai Anh (Cầu Diễn – Hà Nội) kể, chị thường có thói quen nghe cô con gái đang học lớp 6 líu lo kể chuyện ở lớp sau giờ tan học. Vừa qua, chị chú ý đến một câu chuyện mà con gái kể về một bạn nữ cùng lớp bình thường rất hoạt bát mà hôm đó lại nhất định cố thủ trong lớp, không chịu rời ghế. Một lát sau, bạn ấy chạy vào nhà vệ sinh, chốt chặt cửa và khóc ở trong đó. Một số bạn cho biết nhìn thấy quần bạn nữ đó có dính máu còn cô giáo chủ nhiệm hốt hoảng chạy vào và tá hỏa khi biết bạn đó có kinh nguyệt... Chị Mai Anh tỏ ý lo ngại khi cho rằng, đây không phải trường hợp hi hữu do nhiều trẻ vẫn chưa được giáo dục SKSS kịp thời. Lý do vì trẻ ngày càng phát triển sớm còn phụ huynh vẫn chủ quan cho rằng con mình vẫn chưa đến tuổi phát triển để hướng dẫn những thao tác cơ bản để tự chăm sóc cơ thể mình. Trong khi đó những bài học ở lớp vẫn còn mờ nhạt khiến học sinh chưa tiếp cận được bản chất vấn đề. Từ đó cho thấy vấn đề dậy thì sớm, đặc biệt ở các em nữ cần được nhìn nhận thẳng thắn để có phương pháp giáo dục giới tính sớm hơn.

Đổi mới phương pháp giảng dạy  để “chống nhạt”
Giáo dục sức khỏe sinh sản phải đúng phương pháp. Ảnh minh họa

Việc giảng dạy về nội dung SKSS trong nhà trường hiện nay vẫn còn qua loa là thực tế được nhiều giáo viên thừa nhận. Cô Bạch Loan – Hiệu phó trường THCS Kiến Hưng (Hà Đông) cho biết, vẫn còn tình trạng một số thầy, cô giáo trẻ, chưa lập gia đình có tâm lý ngại ngùng khi nói về giới tính, bộ phận sinh dục hay quan hệ tình dục. Tâm lý đó dẫn đến phương pháp giảng dạy có phần vòng vo, khó hiểu khiến học sinh không tiếp cận được bản chất vấn đề. Đối mặt với những câu hỏi hóc búa như việc làm thế nào để tinh trùng gặp trứng … có cô còn đỏ mặt, loay hoay tìm cách giải thích qua loa cho xong bài. Vì vậy, thật không quá bất ngờ khi một số trường đã đưa ra quy định ngầm để quản học sinh như việc không sắp xếp học sinh nam, nữ ngồi chung bàn học.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền, giáo dục về SKSS vị thành niên tuy đã được triển khai rộng rãi, dưới nhiều hình thức nhưng chưa thực sự sâu sát, nhìn thẳng vào sự thật dưới lăng kính khách quan và khoa học. Vì thiếu hiểu biết về giới tính, SKSS, rất nhiều chuyện đau lòng đã xảy ra với các em như tự tử, tảo hôn, yêu theo trào lưu… Đây là mối lo của nhà trường, gia đình và xã hội.

Phương pháp tiếp cận mới

Phần lớn học sinh khi được hỏi đều bày tỏ mong muốn được giải đáp thật cụ thể các thắc mắc về vấn đề giới tính. Đặc biệt, các kiến thức làm thế nào để bảo vệ SKSS cho từng giới hết sức cần thiết đối với các em. Trước thực trạng cấp thiết đó, nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp thông tin khoa học về SKSS, còn là môi trường để giáo dục, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, triển khai các hoạt động về SKSS tuổi vị thành niên cho các em

Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay chương trình giảng dạy về sức khỏe giới tính, SKSS vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, khi phần lớn nội dung giảng dạy cũ kỹ. Cấp tiểu học, chương trình lớp 5 có đề cập về sự hình thành thai nhi nhưng khá ít ỏi. Ở cấp THCS, vấn đề này tiếp tục được đề cập đến ở môn sinh học lớp 8 và được gói gọn trong 3 tiết học. Tuy nhiên vấn đề mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về cơ thể người, kinh nguyệt và vệ sinh cá nhân. Còn đến bậc THPT, nội dung này lại có phần mờ nhạt hơn khi giáo dục giới tính chỉ được lồng ghép, tích hợp trong một số môn như sinh học, giáo dục công dân.

Trên thực tế, hiện nay nội dung này được nhiều trường chú trọng lồng ghép trong những chương trình ngoại khóa và đã thu được những kết quả nhất định.Vừa qua, tại THPT Hoàng Cầu đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề dưới hình thức là một cuộc thi tìm hiểu kiến thức SKSS vị thành niên qua các hình thức: thi chào hỏi, thi trả lời câu hỏi kiến thức, thi tài năng, vận động và thi vẽ tranh. Các em đã thể hiện hiểu biết sâu sắc, không ngại ngùng khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hậu quả của nạo phá thai… Đặc biệt, thông qua tài năng thiết kế thời trang, hùng biện, diễn hài kịch, học sinh đã truyền tải thông điệp và kiến thức tới bạn bè một cách dễ hiểu, hài hước.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung này tuy nhiên trong quá trình triển khai giúp học sinh tiếp cận vấn đề vẫn còn nhiều hạn chế do một số giáo viên chưa vượt qua được những trở ngại về tâm lý. Theo PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống, mỗi giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy cho phù hợp bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội cũng bộc lộ nhiều mặt trái khiến giới trẻ dễ bị ảnh hưởng dẫn đến nhận thức lệch lạc. “Bên cạnh đó, công tác giáo dục SKSS vị thành niên cần được phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường mới thực sự có hiệu quả” – ông Thống cho biết thêm.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho biết: “Không phải chỉ riêng tôi mà rất nhiều người cho rằng giáo dục giới tính phải đưa thành một nội dung bắt buộc trong nhà trường.

Ở nước ngoài, giáo dục giới tính được áp dụng rất tự nhiên. Trẻ con đi học ở trường mầm non, tiểu học đã được các cô giáo định hướng màu sắc, cử chỉ đi đứng...phù hợp với giới tính của mình. Tuy nhiên các cô giáo cũng cần mạnh dạn đưa ra những lời giải đáp cho phù hợp với những câu hỏi như: “Tại sao mèo cái mới sinh được con, còn mèo đực thì không...”

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

(LĐTĐ) Các lớp học mỹ thuật, thủ công hay những trại hè khoa học… đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con em mình có một mùa hè bổ ích, lành mạnh, sáng tạo.
4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc; đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ, đồng thời thông tin về quy trình và các mốc thời gian cần lưu ý.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tối 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa quyết định giao bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 cho 10 trường với tổng chỉ tiêu 1.125 học sinh vào 25 lớp và 3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng chỉ tiêu 380 học viên vào 9 lớp.
Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Từ hôm nay (12/7), các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập (chuyên và không chuyên) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển vào lớp 10.
Hà Nội: Chưa có lịch duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10

Hà Nội: Chưa có lịch duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Công văn số 2383/SGDĐT-QLT gửi Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập trên địa bàn Thành phố về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động