Hòa giải ở cơ sở: Giải quyết mâu thuẫn ngay trong cộng đồng dân cư
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (UBND TP) đã tổ chức tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố. Qua tổng kết cho thấy kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hòa giải thành của Thành phố hàng năm đều tăng, tỷ lệ hòa giải thành trong 5 năm đạt 82%, đặc biệt năm 2018 tỷ lệ hòa giải tăng cao: 86,3%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ hòa giải thành đạt 83,37% cao hơn cùng kỳ, năm 2018 là 82,45%.
Hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế khiếu nại, khiếu kiện. Ảnh: PV |
Vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận trong cộng đồng dân cư. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở; củng cố, duy trì, phát triển khối đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân; giảm khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nhà nước.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố cho biết: “Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, tỷ lệ hòa giải thành của Thành phố hàng năm đều tăng. Điều quan trọng đây là tỷ lệ thực chất chứ không phải báo cáo thành tích”.
Theo Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn, “cấp ủy chính quyền từ thành phố đến quận, huyện, thị xã đã quan tâm củng cố kiện toàn đội ngũ làm công tác hòa giải, hỗ trợ kinh phí, động viên khen thưởng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để Thủ đô xứng đáng là Thủ đô bình yên, thành phố vì hòa bình, điểm đến hấp dẫn và thân thiện của bạn bè quốc tế và nhân dân cả nước”.
Nhìn chung, ở nhiều địa phương, nhờ phát huy vai trò của các tổ hòa giải mà các vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp đất trên địa bàn thành phố ít xảy ra, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp. Các hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về chấp hành pháp luật, gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Giảm khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nhà nước
Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và sự chỉ đạo của UBND thành phố, trong năm qua, Sở Tư pháp đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể thành phố và các quận huyện, thị xã, rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Tổ chức hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí kinh phí chi trả cho công tác hòa giải ở cơ sở. Việc củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải, tổ trưởng và các hòa giải viên ở cơ sở đã được các địa phương triển khai thực hiện theo quy định.
Những năm qua ngành Tư pháp Hà Nội luôn chú trọng đến chất lượng hòa giải ở cơ sở (ảnh Sở TP) |
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên), Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh Bùi Quang Cự cho rằng, con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả của công tác hòa giải.
Tại phường Thượng Thanh, mỗi tổ dân phố có một tổ hòa giải, hiện nay phường có 28 tổ hòa giải. Việc kiện toàn hòa giải viên và tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm. UBND phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của các tổ hòa giải, hòa giải viên; lựa chọn người có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm để giới thiệu tại hội nghị nhân dân bầu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Quá trình hòa giải luôn lấy tình trước, sau mới đến lý, vận dụng các quy định của pháp luật nên đã hóa giải được nhiều mâu thuẫn trong nhân dân.
Tại quận Thanh Xuân, bà Đào Thị Thạc, Tổ trưởng Tổ dân phố 6, Khu dân cư số 3, phường Kim Giang cho biết, để làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, người làm công tác hòa giải phải nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải, có tinh thần tận tụy với công việc, kiên trì, không ngại khó, ngại khổ, có thái độ khách quan vô tư khi nhìn nhận sự việc và thực hiện hòa giải,… Tuy nhiên, không phải bất cứ việc gì xảy ra ở khu dân cư cũng đưa vào hòa giải mà hòa giải viên cần phải biết vụ việc nào thuộc phạm vi hòa giải, vụ việc nào thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền, pháp luật,…
Thực tế cho thấy, có rất nhiều mâu thuẫn nhỏ nếu không kịp thời hòa giải sẽ dẫn đến tình trạng chuyện nhỏ biến thành chuyện lớn, dân sự chuyển thành hình sự, rồi trở thành trọng án (như: Tội giết người; tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác...). Hoạt động hòa giải ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột trong cộng đồng dân cư ngay tại địa bàn, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, sự cảm thông, chia sẻ trong từng gia đình và toàn xã hội. Sau hơn 4 năm, triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, Hà Nội là điểm sáng của cả nước trong công tác hòa giải |
Cũng theo bà Thạc, hòa giải viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vụ việc, ý kiến của mọi người, nguyện vọng của các bên mâu thuẫn, các văn bản pháp luật để có phương án hòa giải phù hợp. Chẳng hạn như đối với mâu thuẫn làng xóm cần có tổ đoàn kết; mâu thuẫn gia đình cần có người lớn tuổi đứng đắn, uy tín, kinh nghiệm, có đại diện hội người cao tuổi, đại diện phụ nữ,…
Tương tự, tại huyện Đan Phượng, thành phần tổ hòa giải ở cơ sở gồm trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, trưởng các ngành, đoàn thể thôn, người có uy tín trong nhân dân. Trong đội ngũ hòa giải viên có 49 người có trình độ chuyên môn luật, một số hòa giải viên có trình độ chuyên môn khác như nông nghiệp, kinh tế, sư phạm,… đều rất tâm huyết, trách nhiệm, khéo léo kiên trì thuyết phục, vận động người dân, hóa giải các tranh chấp, mâu thuẫn về đất đai, hôn nhân gia đình,...
Theo Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng Nguyễn Khắc Thủy, hoạt động hòa giải ở cơ sở thực sự đã là cầu nối đoàn kết, gắn tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư. Hơn 5 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, trên địa bàn huyện phát sinh 705 vụ việc, hòa giải thành 599 vụ việc, đạt tỷ lệ 85%, góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan nhà nước và công dân.
Trong thời gian tới, nhiều giải pháp cũng sẽ được thành phố Hà Nội tích cực triển khai nhằm nâng cao chất lượng hòa giải như: Quan tâm bố trí đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho công tác hòa giải ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp tốt giữa chi bộ, Ban công tác Mặt trận cơ sở, tổ chức đoàn thể, tổ dân phố, thôn để theo dõi, hướng dẫn các tổ hòa giải hoạt động tích cực, đúng vai trò, nhiệm vụ nhằm giải quyết triệt để các mâu thuẫn vụ việc xảy ra. Ngoài ra, gắn công tác hòa giải với công tác hội của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác.
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49