Hiểu lầm tai hại về mỡ máu

Thăm dò 100 đối tượng nam nữ trong độ tuổi 30-60 ở TP.HCM, khác biệt về ngành nghề, trình độ học thức, cho thấy hơn 90% quan niệm muốn đừng tăng mỡ máu phải cữ thịt mỡ và khoảng 85% không đoán đúng bệnh nào!
hieu lam tai hai ve mo mau Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ
hieu lam tai hai ve mo mau Ngày Tết, người bệnh mạn tính ăn uống thế nào cho tốt?
hieu lam tai hai ve mo mau Đường gây ung thư, tăng huyết áp như thế nào?
hieu lam tai hai ve mo mau Cảnh báo nguy cơ sức khỏe từ sở thích ăn trứng lúc nhỏ
hieu lam tai hai ve mo mau 48% người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp
hieu lam tai hai ve mo mau Chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp

Do quá nhiều bản tin vừa nặng phần bi quan vừa đổ thừa hết cho mỡ máu nên nhiều người ở xứ mình đang sợ tăng cholesterol hơn sợ tai nạn giao thông!

Vụng về vì chữa cháy cầm canh

Không thiếu người đã nhịn ăn đến độ mất ngủ vì thèm miếng… thịt nạm. Nhiều người uống thuốc hạ mỡ máu mỗi ngày mà xét nghiệm máu lần nào cũng bị thầy quở vì mỡ máu vẫn tăng. Vì quá sợ bệnh nên số người tìm thuốc nào cho mạnh đang là khách hàng tiềm năng của… nhà thuốc.

Tiền mất vì thuốc là cái chắc nhưng tật hầu như vẫn mang. Thuốc hạ mỡ máu loại hóa chất tổng hợp nhờ có tác dụng tương đối cấp kỳ nên tất nhiên hữu dụng trong trường hợp cấp bách, nhất là nếu có nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thận hư biến mỡ… Tuy nhiên, thuốc hóa chất chắc chắn cũng khó tránh phản ứng phụ nếu dùng dài lâu. Gan phải mệt thế nào mới tăng mỡ trong máu, lẽ nào đánh bồi lá gan với hóa chất?! Thay vì uống thuốc cầu may, tốt nhất nên rà lại nếp sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và nhất là tầm soát các căn bệnh dính liền với mỡ máu như bệnh gan, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp.

hieu lam tai hai ve mo mau
Nhiều người vì sợ mập, sợ xấu nên nhịn ăn thịt mỡ để đừng béo phì, đừng tăng mỡ máu, để rồi càng nhịn càng… phì.

Ốm nhom mà sao tăng mỡ?!

Không ít bệnh nhân nghi ngờ thầy thuốc vẽ rắn thêm chân vì trong đợt khám sức khỏe nhận được chẩn đoán là gan nhiễm mỡ và tăng mỡ máu trong khi bệnh nhân có ngoại hình gần như… siêu mẫu. Phát hiện của thầy thuốc không sai. Nhờ máy siêu âm thầy thuốc đã phát hiện nhiều trường hợp gan nhiễm mỡ ở người không hề béo phì, nhiều khi gầy còm là khác. Đáng nói là đa số đối tượng không tăng mỡ máu toàn phần mà chỉ tăng chất mỡ độc hại triglyceride nên dễ là nạn nhân của nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, viêm thận mạn, tiểu đường… Triglyceride không là chất béo ngoại nhập mà do lá gan tự tổng hợp từ phản ứng sai lệch, chẳng hạn do ghi nhận gia chủ thiếu năng lượng vì nhịn ăn thái quá. Càng nhịn càng dễ tăng triglyceride. Hay cho dù có giảm khi kiêng cữ, khi dùng thuốc thì sau đó lại tăng, thường khi nhiều hơn trước mới kẹt. Nguyên nhân thường gặp nhất là do hậu quả của rượu bia. Cũng đừng vì thế mà hở một chút thì siêu âm. Chỉ với chẩn đoán hình ảnh chưa đủ để định bệnh chính xác, người không dư cân vì thế cũng cần kiểm soát định kỳ lượng mỡ trong máu.

Quá sợ cũng là bệnh!

Nhiều người vì quá sợ tăng mỡ máu nên xét nghiệm máu mỗi tháng để rồi mất ăn mất ngủ vì kết quả xét nghiệm cho thấy cholesterol cao hơn định mức bình thường vài… miligram! Nên nhớ đây là trị số của chất mỡ toàn phần. Chất này tăng chút không sao, thậm chí có lợi vì cơ thể cần chất này để tổng hợp kháng thể, kiến tạo tế bào… Chỉ đáng lo nếu tăng các chất mỡ độc hại như LDL, triglyceride. Do đó cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc về kết quả xét nghiệm, thay vì vừa nghe tăng mỡ thì bấn loạn tinh thần. Mỡ máu nếu cao hơn định mức bình thường chút đỉnh chưa là chỉ định phải dùng thuốc ngay. Không có lý do gì phải hoảng hốt. Nên chủ động áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, nhiều rau quả, tăng vận động sau bữa ăn, nếu có thêm dược thảo nhuận gan lợi mật càng tốt, rồi sau vài tuần kiểm soát lượng mỡ trong máu. Nếu vẫn không xong mới cần thầy ra tay.

Nghe kỹ hướng dẫn trước khi uống thuốc

Quá sợ nên nhiều người chọn “phương ngoại”, chọn bài thuốc “bí truyền” nào đó, thường theo lời đồn vô tội vạ, với mục tiêu đè đầu mỡ máu. Trật lất! Chỉ cần hạ mỡ trong máu khi nào mỡ tăng và khi có chỉ định của thầy thuốc. Không nên hạ mỡ máu đang trong định mức bình thường vì thiếu mỡ cũng hại không kém thừa mỡ. Mặt khác, đừng dùng một loại thuốc nào đó năm này qua tháng khác, cũng đừng dùng thuốc theo toa của… hàng xóm mà không kiểm soát lượng mỡ trong máu.

Không bệnh không có lý do gì phải dùng thuốc, cho dù là dược thảo. Chỉ nên dùng một số cây thuốc có tác dụng nhuận gan, lợi mật như atisô, bồ công anh, rau má… định kỳ cho người có nếp sinh hoạt bất lợi cho lá gan như mạnh miệng với rượu thịt, người phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Tốt nhất vẫn là theo hướng dẫn của thầy thuốc hiểu về cây thuốc, đừng theo lời đồn chắc ăn như bắp của người ngoài cuộc, cũng đừng vì quảng cáo đường mật.

Nếu theo Voltaire sợ hãi lung tung thậm chí là bệnh thì con buôn sức khỏe ở xứ mình đang nhờ đó no cơm ấm áo dài dài!

Theo BS Lương Lễ Hoàng/Pháp luật Tp HCM

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động