Hạ tầng đồng bộ, đời sống người dân được nâng cao khi xây dựng nông thôn mới

Đây là những thông tin được đưa ra tại cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 26/6, đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 02 của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội.  
ha tang dong bo doi song nguoi dan duoc nang cao khi xay dung nong thon moi Phát huy hiệu quả các chính sách trong xây dựng nông thôn mới
ha tang dong bo doi song nguoi dan duoc nang cao khi xay dung nong thon moi Diện mạo khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới
ha tang dong bo doi song nguoi dan duoc nang cao khi xay dung nong thon moi Đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Phát biểu tại hội nghị, bà Hoàng Thị Huyền, Phó chánh Văn phòng chuyên trách Điều phối NTM thành phố Hà Nội cho biết, sau một nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2016 - 2020, đến nay, toàn Thành phố đã có 4/18 huyện, thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức. Năm 2018, Thành phố phấn đấu có thêm 4 huyện về đích NTM là: Gia Lâm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai.

ha tang dong bo doi song nguoi dan duoc nang cao khi xay dung nong thon moi
Ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân là chủ trương đúng đắn, góp phần nâng cao đời sống và giảm nghèo. Ảnh: Đinh Luyện

Theo đó, các đơn vị như huyện, thị xã và xã đã tích cực triển khai, thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Hệ thống đường làng, ngõ xóm được đầu tư kiên cố hóa. Các công trình về giao thông thủy lợi, nội đồng đều đảm bảo được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các trường học được nâng cấp, xây mới đã góp phần tích cực, đảm bảo nhu cầu dạy và học trên địa bàn…

Nhờ công tác đầu tư hạ tầng đồng bộ, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người/năm, tăng 0,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2015.

ha tang dong bo doi song nguoi dan duoc nang cao khi xay dung nong thon moi
Nhờ công tác đầu tư hạ tầng đồng bộ, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện. Ảnh: Đinh Luyện

Một số địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao như: Thạch Thất đạt 52 triệu đồng; Hoài Đức đạt 42,5 triệu đồng; Đông Anh đạt 42 triệu đồng; Gia Lâm đạt 41,2 triệu đồng… Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nông dân cũng gặt hái được nhiều tiến bộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo được 1.928 nhà.

Tiếp tục nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố đạt 86,06%, tăng 3,26% so với Kế hoạch số 188/KH-UBND của UBND Thành phố đề ra. Đáng chú ý, hiện 100% số xã đã có có kết nối internet, hầy hết các hộ dân đều có điện thoại. Riêng tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (đầu năm 2016) xuống còn 2,57% (cuối năm 2017).

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, Thành phố phấn đấu có 85% số xã đạt chuẩn NTM, có từ 10 – 12 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn NTM. Hạ tầng kinh tế xã hội khu vực nông thôn được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Hệ thống chính trị tiếp tục phát triển vững mạnh, an ninh trật tự được đảm bảo.

ha tang dong bo doi song nguoi dan duoc nang cao khi xay dung nong thon moi
Việc sản xuất tập trung, quy mô lớn góp phần thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại. Ảnh: Đinh Luyện

Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập nông dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1,5% theo tiêu chí mới; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị đạt 95% - 100%...

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả sau khi sơ kết giữa nhiệm kỳ về Chương trình số 02 của Thành uỷ Hà Nội, ông Trần Xuân Hà - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Xây dựng NTM cũng là quá trình thường xuyên, liên tục nên cần sự không ngừng nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân. Bởi vậy, bên cạnh việc huy động sức mạnh, cùng vào cuộc của hệ thống chính trị thì công tác tuyên truyền về NTM tới người dân, để người dân hiểu và hưởng ứng phòng trào xây dựng NTM là hết sức cần thiết.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 2/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, lần thứ XVII, năm 2024. Giải bóng đá do Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) phối hợp tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các đơn vị trong Tổng Công ty cũng như cơ hội rèn luyện thể thao nâng cao thể chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động