Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm pháp luật đê điều
Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật đê điều ở quận Tây Hồ | |
Xử lý nghiêm vi phạm pháp luật đê điều |
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, từ đầu năm tới nay, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc dư luận.
Cụ thể, tổng số vụ vi phạm pháp luật về đê điều phát sinh năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019 là 257 vụ. Riêng trong tháng 6, phát sinh thêm 4 vụ vi phạm. Trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã có đê từ cấp III trở lên, có 6 địa bàn trọng điểm xảy ra vi phạm là: Thường Tín 43 vụ, Ba Vì 38 vụ, Gia Lâm 34 vụ, Sóc Sơn 28 vụ, Ứng Hòa 18 vụ, Quốc Oai 16 vụ, Phú Xuyên 14 vụ và Thanh Oai 11 vụ.
Công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ Sông Đuống |
Số vụ vi phạm đã được xử lý năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019 là 64 vụ. Trong đó: Số vụ vi phạm xảy ra năm 2018 và 5 tháng năm 2019 được xử lý là 44 vụ; số vụ vi phạm xảy ra những năm trước được xử lý 20 vụ. Số vụ vi phạm phát sinh năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019 còn tồn đọng là 213 vụ.
Theo tìm hiểu, kể từ khi có các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố và kiến nghị của Đoàn kiểm tra công vụ Thành phố về công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, UBND các quận, huyện, thị xã đã quan tâm, đôn đốc chỉ đạo xử lý vi phạm. Nhờ đó, kết quả xử lý vi phạm 5 tháng đầu năm 2019 có chuyển biến tốt hơn so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trên thực tế, tại địa bàn xảy ra nhiều vi phạm, kết quả xử lý còn rất hạn chế. Theo Sở NN&PTNT, nguyên nhân của tình trạng trên là do các cấp chính quyền mới chỉ dừng ở việc ra văn bản đôn đốc, chỉ đạo. Còn việc xử lý, tổ chức cưỡng chế, giải tỏa vi phạm theo thẩm quyền và theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND thành phố ban hành “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố” lại chưa được các cấp chính quyền cơ sở thực hiện. Vì vậy, kết quả xử lý vi phạm thấp, tổng số vụ vi phạm được xử lý năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019 là 44 vụ (đạt khoảng 15,6%); trong đó: Gia Lâm 7 vụ, Thường Tín 3 vụ, Ba Vì 9 vụ, Ứng Hòa 1 vụ, Sóc Sơn 1 vụ, Thanh Oai 2 vụ…
Để đẩy mạnh tiến độ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đê điều, sở NN&PTNT yêu cầu, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội phải thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các Hạt Quản lý đê trong công tác kiểm tra, phát hiện các vụ việc vi phạm; yêu cầu thiết lập hồ sơ vi phạm hành chính theo đúng thẩm quyền, nội dung, thể thức quy định. Sau khi thiết lập hồ sơ phải báo cáo và gửi lập thời tới cấp có thẩm quyền xử phạt.
Lãnh đạo Chi cục được phân công cụ thể phụ trách địa bàn, chỉ đạo và xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý. Đối với các vụ vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cần tiến hành báo cáo kịp thời và tham mưu văn bản cho Sở NN&PTNT để sở báo cáo UBND thành phố chỉ đạo xử lý.
Đồng thời yêu cầu Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Định kỳ, Hạt Quản lý đê cung cấp tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật vê đê điều để UBND xã, phường, thị trấn phát trên Đài truyền thanh của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24