Hà Nội sắp cấm dùng đồ nhựa một lần: Bắt đầu từ ý thức mỗi người dân
“Cuộc chiến” đi ngược số đông
Gần 20 năm trước, các sản phẩm làm từ chất liệu nhựa từng bước bao trùm toàn bộ đời sống người dân Việt. Không thể phủ nhận, những sản phẩm này rất tiện dụng. Túi nilon là một ví dụ. Nếu như trước ở các chợ dân sinh truyền thống người ta chỉ quen dùng lạt dây, lá chuối… để treo và bọc thịt thì khi túi ny-lon xuất hiện như cuộc “cách mạng” thay đổi thói quen, được người mua và bán hưởng ứng nhiệt tình.
Sự thuận tiện có thể thấy ở việc thức ăn đựng trong túi nilon, hàng hóa bỏ vào túi ni-lon… dù to hay nhỏ đều có quai xách đủ kích cỡ, treo thoải mái trên xe, cầm tay đều được, không sợ đổ hoặc dính vào vật dụng khác. Sau khi sử dụng xong, có thể đựng rác thải rồi… vứt bỏ.
Ở khu vực ngoại thành, rác thải, trong đó có rác thải nhựa thường được xử lý bằng phương cách đốt bỏ. Việc đốt bỏ không đúng quy trình tiềm ẩn nhiều nguy hại, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Giang Nam |
Chính bởi sự tiện dụng nhất định, nên túi nilon xuất hiện ở khắp nơi, từ chợ cho đến siêu thị, cửa hàng tiện lợi, từ cửa hàng bán lẻ cho đến khu trung tâm thương mại, mua sắm lớn và hiện hữu hằng ngày trong từng gia đình.
Theo một kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 01kg túi nilon/hộ/tháng. Như vậy, đồng nghĩa mỗi tháng ở một hộ gia đình sẽ có 01ky túi nilon bị thải bỏ, trên phạm vi cả nước tương đương sẽ có hàng trăm kg túi nilon được xả môi trường.
Dễ hiểu vì sao Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.
Dù tiện lợi song các sản phẩm làm từ chất liệu nhựa lại tiềm ẩn nhiều nguy hại. Theo các nhà khoa học, sản phẩm nhựa được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến cả nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Lấy ví dụ từ túi nilon, theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi nhựa, túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, ở các làng nghề ngoại thành, cho đến nay vẫn sử dụng phương cách thủ công là đốt rác, đốt nilon, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cụ thể, với các chất tương tự polime, khi cháy ở nhiệt độ thấp thì có thể sinh ra hợp chất dioxin.
Với các loại túi nilon màu khi dùng để đựng thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Thức ăn nóng đựng trong túi nilon, hộp nhựa có nguy cơ tiềm ẩn nhiễm độc rất cao, đặc biệt là nhiễm chất độc DOP (Dioctin Phatalat). Có tác hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh.
Bóng dáng của túi nilon vẫn xuất hiện phổ biến tại các chợ dân sinh. Ảnh: Giang Nam |
Khách quan nhìn nhận, trước những tác hại của rác thải nhựa ra môi trường, các ngành chức năng đã sớm có những biện pháp hướng đến kiểm soát và hạn chế. Đơn cử như từ đầu năm 2012, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã có hiệu lực, trong đó có quy định túi nilon là một trong 8 loại hàng hóa bị áp thuế nhằm hạn chế sử dụng.
Quy định là vậy nhưng hiện vấn đề này đang vấp phải nghịch lý là càng hạn chế thì sự phổ biến của túi nilon lại càng có xu hướng gia tăng.
Chị Đinh Thị Tuyến, một tiểu thương kinh doanh gạo trên phố Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) cho biết, thời điểm năm 2012 khi bắt đầu có những tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng túi nilon, bản thân chị ngay lập tức hưởng ứng. Khách đến mua hàng phải tự đem theo túi đựng. Một số người không quen đem túi đựng mỗi khi đi mua hàng, cảm thấy rất phiền phức. Một thời gian sau, do “hụt” khách quá nhiều, chị đành quay lại sử dụng túi nilon đựng hàng hóa cho khách.
Dẫn chứng như vậy để thấy rằng, đôi khi tiểu thương kinh doanh nhỏ tại chợ, thậm chí là các doanh nghiệp lớn khi phân phối sản phẩm cũng phải “đầu hàng” trước thói quen của người tiêu dùng.
Mở rộng vấn đề cũng có thể thấy, hiện có không ít người dân sống nhờ rác thải nhựa. Bởi vậy việc tiến hành hạn chế các sản phẩm nhựa sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến “miếng cơm manh áo” của họ.
Làng tái chế Xà Cầu, thuộc xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) hiện có hơn 170/800 hộ làm nghề tái chế phế liệu nên từ sân nhà ra đến đường làng, ngõ xóm, gần như chỗ nào cũng “ních” chặt các loại phế liệu.
Tại đây, do có nghề tái chế đồ nhựa, nên mỗi ngày có hàng trăm xe lớn nhỏ chở các loại phế liệu nối đuôi nhau về Xà Cầu. Với người Xà Cầu họ không “chê” bất kỳ sản phẩm nhựa nào. Từ vỏ ô tô, xe máy, can, thùng, chậu, vỏ chai. ống nước, tấm lợp, đến con lợn nhựa bé tí đều được gom về. Nước thải từ sơ chế nhựa theo cống rãnh chảy ra, khiến sông ngòi luôn ngầu đục. Bầu không khí trong làng lúc nào cũng phảng phất mùi khét của nhựa.
Gần trung tâm thành phố Hà Nội hơn, làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) cũng “nổi tiếng” là một trong những điểm thu mua và phế liệu trực tiếp. Tại đây, mỗi ngày có hàng tấn phế liệu nhựa từ đài, ti-vi, đồ nhựa hỏng đến lông gà, lông vịt tới tấp đổ về làng.
Dĩ nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nghề này đã tạo điều kiện thuận lợi, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Vì sao phải cấm?
Rác thải nhựa đã và đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống con người. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, vi hạt nhựa ẩn chứa các nguy cơ đến phổi, đường hô hấp. Trong chất thải nhựa chứa khí carbon và hydro nên khi bị đốt cháy sẽ thải ra khí độc hại với con người.
Đáng lo ngại, những chất thải nhựa, túi nilon ngoài đại dương, trong môi trường nước có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật và nhiễm vào con người khi sử dụng thực phẩm.
Người dân vẫn giữ thói quen sử dụng túi nilon để chứa rác thải sinh hoạt. Nếu không được xử lý đúng cách, túi nilon sẽ khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường. Ảnh: Giang Nam |
Trước những nguy hại nêu trên, Hà Nội đang nỗ lực đi tiên phong không sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần. Hiện chưa có thống kê đầy đủ, song Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khẳng định đã có nhiều nhà hàng, quán ăn hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, không sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Đây là những điểm sáng góp phần lan tỏa, truyền thông điệp bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa hiệu quả.
Mặc dù Hà Nội có nhiều điểm sáng song nếu nhìn trên góc độ tổng thể phạm vi cả nước, đâu đó vẫn còn nhiều quán hàng bán nước mía, chè, cháo, đồ ăn sẵn... trong ngõ, ngách sử dụng bát, đĩa, cốc, thìa... nhựa dùng một lần khiến hằng ngày, lượng rác nhựa từ các cửa hàng này thải ra môi trường khá lớn.
Bàn sâu về vấn đề này, tại Lễ ra quân chống rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, phong trào chống rác thải nhựa phải làm bền bỉ, thường xuyên mới hiệu quả. Nói cách khác, phong trào chống rác thải nhựa không chỉ tổ chức cao trào xong lại chùng xuống, mà phải làm đến khi đạt được mục tiêu như Thủ tướng nêu là phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần và đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Để thực hiện mục tiêu này, ngoài truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân thay đổi thói quen, giải pháp về quản lý bằng các chính sách kinh tế, chính sách thuế trong hạn chế những sản phẩm đồ nhựa dùng một lần cũng rất quan trọng.
Có thể nói, việc thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của người dân không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai mà cần phải có thời gian lâu dài. Cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, ngay từ bây giờ bản thân mỗi người dân nên tự giác thực hiện việc hạn chế, tiến tới loại bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môi trường sống.
Việc nói không với thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền sẽ khởi đầu để luật hóa trong lĩnh vực này, như cách thức nhiều nước đang làm.
Hà Nội sắp cấm đồ nhựa dùng một lần Trong lễ ra quân chống rác thải nhựa đầu tháng 6/2019, UBND thành phố Hà Nội đã kêu gọi và chứng kiến việc ký bộ quy tắc ứng xử chống rác thải nhựa của 41 Đại sứ quán và các cơ quan ngoại giao đóng trên địa bàn Thành phố, đồng thời đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử giảm thiểu chất thải nhựa tại các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Hưởng ứng phong trào, Hà Nội sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp, biện pháp trọng tâm, trong đó sẽ ký cam kết chống rác thải có nguồn gốc từ nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng của thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố đến 100% doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối; mục tiêu đến ngày 31-12-2020, 100% trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi nilon. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18