Hà Nội dự kiến thu phí phương tiện đi vào khu vực nội đô
Tăng tần suất hoạt động của xe buýt nhanh BRT: Cần xử nghiêm hành vi lấn làn! | |
Vì sao liên tục xảy ra tai nạn tại hầm Kim Liên? | |
Còn khoảng 80% lượng xe đang đỗ tự do: Cần đáp số cho bài toán quỹ đất |
Theo đó, nội dung nghiên cứu của Đề án là từ vành đai thu phí khép kín. Theo phương án, đối tượng thu phí là các phương tiện xe cơ giới (ô tô) đi vào khu vực thu phí. Trong đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu đề xuất chính sách miễn giảm đối với người dân có xe ô tô trong khu vực thu phí.
Dự kiến, mức thu cụ thể được tính toán phân bố theo hướng tăng dần đối với các loại ô tô có nguy cơ cao gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, các loại phương tiện giao thông cá nhân và các loại phương tiện giao thông có mức xả khí thải nguy cơ ô nhiễm cao.
Đề án cũng phân tích một số khía cạnh kỹ thuật về công nghệ sử dụng và công suất đáp ứng của hệ thống với điều kiện đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Cụ thể, đơn vị xây dựng đề án sẽ sử dụng công nghệ nhận diện vô tuyến RFID là công nghệ chính để thực hiện thu phí có độ chính xác cao và công nghệ tự động nhận dạng biển số.
Việc thu phí phương tiện cá nhân đi vào nội đô được kỳ vọng sẽ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Ảnh: Đ.L |
Theo đơn vị xây dựng Đề án, phương án thu phí sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện, không gây ùn tắc giao thông. Khi thực hiện phương án thu phí, thành phố yêu cầu chủ phương tiện ô tô mở tài khoản ngân hàng, trang thiết bị thu phí phát tín hiệu tự động để tự nhận biết và trừ tiền trong tài khoản.
Bên cạnh đó, việc thu phí tự động cũng sẽ giúp cơ quan chức năng có cơ sở phạt nguội khi ô tô đi vào nội đô vi phạm các lỗi: Dừng đỗ sai quy định, vượt đèn đỏ, chạy sai làn… Những lỗi vi phạm trên đều được thông báo bằng văn bản điện tử đến chủ phương tiện và bị trừ tiền trong tài khoản của ô tô vi phạm.
Tuy nhiên, Đề án cũng nhấn mạnh, việc áp dụng trên địa bàn Hà Nội phải được nghiên cứu trên cơ sở xem xét đặc điểm và tình trạng của hệ thống GTVT cũng như đặc tính, thói quen đi lại của người dân thành phố để có thể vận dụng thành công. Phía Sở GTVT cũng đưa ra lộ trình thực hiện từ năm 2019 - 2020 xây dựng Đề án, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Từ năm 2020 - 2030 căn cứ nội dung Đề án được duyệt sẽ phân công tổ chức thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34