Hà Nội đang quá tải với taxi ngoại tỉnh
Phá vỡ quy hoạch
Theo thống kê của các cơ quan chức năng hiện trên địa bàn TP.Hà Nội có trên 19.200 xe taxi, thuộc quản lý của 77 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi. Số phương tiện này thuộc phạm vi cho phép của Đề án taxi được duyệt. Cùng đó, từ năm 2011 Hà Nội đã tạm dừng việc cấp phép thành lập thêm hãng taxi và không cho tăng số lượng xe của các hãng taxi đang hoạt động trên địa bàn, đồng thời rà soát, kiểm đếm phương tiện taxi và đưa ra nhiều giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi.
Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, (Sở GTVT Hà Nội) - Đào Việt Long cho biết, việc gia tăng số lượng xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi theo hình thức này là điều đáng quan tâm. Dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển lên khoảng 25.000 xe. Tuy nhiên, thời gian gần đây, phương tiện ôtô dưới 9 chỗ ngồi tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách trên địa bàn Thành phố tăng đột biến với nhiều hình thức như: Phương tiện được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu “Taxi Hà Nội”; phương tiện được Sở GTVT các tỉnh/thành phố khác cấp phù hiệu “Xe taxi” về hoạt động tại Hà Nội; phương tiện được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” hoạt động thí điểm theo hình thức Grabtaxi; phương tiện được Sở GTVT các tỉnh/thành phố khác cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” hoạt động thí điểm theo hình thức Grabtaxi về hoạt động tại Hà Nội; taxi dù; Ubertaxi. Đến tháng 6.2016, số lượng xe ô tô dưới 9 chỗ được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu “Xe hợp đồng” là 4.012 chiếc.
Ảnh minh họa. |
Bắc Ninh là một trong những nơi có số lượng xe taxi về Hà Nội hoạt động khá đông, hiện có 870 xe taxi mang BKS Hà Nội do Bắc Ninh cấp phù hiệu taxi và có 469 xe đã từng được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu taxi, nhưng hết hạn và đã xin cấp lại tại Bắc Ninh. Một số chuyên gia cho rằng, để giải quyết thực trạng này, Sở GTVT Hà Nội cần họp bàn với Sở GTVT các tỉnh lân cận để có các biện pháp phù hợp khắc phục những hạn chế, bất cập.
Cũng theo đề án taxi được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, năm 2015 số lượng xe taxi của Thành phố sẽ phát triển khoảng 20.000 xe. Do vậy, Bộ GTVT phải sớm ban hành quy định về quản lý, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đi lại của người dân, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình vận tải và đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ ban hành quy định quản lý đối với loại hình này, Sở GTVT Hà Nội cũng đang tiếp tục kiến nghị Bộ GTVT sớm quy định rõ số lượng xe tối thiểu kinh doanh Grabtaxi trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu của Đề án taxi đã được phê duyệt.
Cần có quy định cụ thể
Nguyên nhân của việc các xe taxi ngoại tình ồ ạt đổ về Thủ đô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách là do các đơn vị có nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đi lại bằng taxi của người dân trên địa bàn Hà Nội nên một số doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh vận tải đang hoạt động tại Hà Nội đã thành lập chi nhánh tại các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định… đầu tư phương tiện và xin cấp phù hiệu của các tỉnh đó. Hầu hết các phương tiện này được đưa về hoạt động thường xuyên trên địa bàn Hà Nội. Việc này một mặt gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, gây mất trật tự an toàn giao thông, mặt khác đi ngược lại với chủ trương hạn chế gia tăng số lượng xe taxi trên địa bàn.
Theo xác nhận của Phòng Quản lý vận tải đường bộ cho biết tính đến tháng 6.2016 đã 7.598 xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi chuyển đi xin cấp phù hiệu ở các địa phương khác. Qua rà soát, một phần lớn các phương tiện này được đưa về hoạt động thường xuyên trên địa bàn Hà Nội (khoảng gần 3.000 xe). Theo ông Long thì hiện chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm taxi ở các tỉnh khác về Hà Nội trả khách. Tuy nhiên, phương tiện thuộc các đơn vị, Chi nhánh của các tỉnh về hoạt động thường xuyên tại Hà Nội đã vi phạm quy định không thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải đã đăng ký với Sở GTVT các tỉnh , thành phố đó.
Vì Sở GTVT các tỉnh, thành phố cấp phù hiệu cho các đơn vị vận tải trên địa bàn nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân tại địa phương đó. Song, các phương tiện này lại hoạt động thường xuyên tại Hà Nội là không đúng với phương án. Do vậy, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các Sở GTVT các tỉnh, thành phố quản lý, theo dõi hoạt động của các phương tiện đã cấp phù hiệu. Đặc biệt theo dõi qua thiết bị giám sát hành trình để nhắc nhở, xử lý các đơn vị vận tải phải nghiêm túc việc thực hiện theo đúng phương án đã đăng ký. Nếu tái vi phạm, có thể thu hồi phù hiệu theo quy định.
Trang Khanh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34