Hà Nội: Bốn công trình giao thông lớn chào Xuân
1.Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, thuộc Dự án Đường 5 kéo dài có tổng mức đầu tư 6.661 tỷ đồng. Đây là tuyến đường đô thị chính cấp I, được nối từ khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì tới QL5, với chiều dài 13,32 km, mặt cắt ngang nền đường 68,5m. Cầu Đông Trù cùng với tuyến đường 5 kéo dài hoàn thành sẽ tạo nên trục giao thông chính nhằm đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao thông vận tải phục vụ đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phía Bắc sông Hồng.
58171
58164
58165
2.Cầu Nhật Tân chính thức thông xe ngày 4/1/2015. Đây là một trong ba dự án giao thông quan trọng của cả nước nói chung và của Thủ đô nói riêng. Cầu Nhật Tân được thiết kế với ý tưởng hình dáng của cây đào với chiều dài 8,93 km, quy mô 8 làn xe, trong đó phần cầu chính theo phương án cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài khoảng 3,75km, đường 2 đầu cầu dài khoảng 5,2km, mặt cắt ngang rộng 33,2m. Tổng mức đầu tư của cầu Nhật Tân lên tới hơn 13.600 tỷ đồng.
3. Đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân kết nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại lộ này có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng với tổng chiều dài 12,1 km, phần đường chính được thiết kế là theo tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu, vận tốc thiết kế 80km/h, các đường gom được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V, vận tốc thiết kế theo đường nội đô 40km/h.
Đường Võ Nguyên Giáp được coi là con đường đối ngoại quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển sân bay Nội Bài.
4. Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là nhà ga là cửa ngõ hàng không hiện đại, có công suất phục vụ 25 triệu hành khách đến năm 2020. Cùng với các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ như cầu Nhật Tân, đường Nhật Tân - Nội Bài sẽ rút ngắn khoảng cách giữa sân bay và trung tâm Hà Nội còn 20 phút.
Nhà ga hành khách T2 Nội Bài có diện tích sàn 139.216 m2, gồm 4 tầng. Với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, nhà ga hành khách T2 Nội Bài có công suất phục vụ 30.000 hành khách/ngày với 230 lượt cất hạ cánh; công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
Nằm trong khu liên hợp Nhà ga hành khách T2, khu hành khách VIP A được xây dựng nhằm phục vục việc đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế.
Hồ Thu Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15