Xe ôm có mào, gắn cước đồng hồ:

Góp phần nâng cao văn hóa giao thông

Gần chục năm trở lại đây, hình ảnh những người lái xe ôm mặc đồng phục, đi xe có mào, có số hiệu, gắn cước đồng hồ đã trở nên quen thuộc với hành khách đi xe ở các bến xe  như Giáp Bát hay Mỹ Đình.
gop phan nang cao van hoa giao thong Văn hóa giao thông - học từ cách “nhường nhịn”

Với cách tính cước đồng hồ, công khai, minh bạch giá cả, công khai danh tính và điều phối lái xe ôm bằng điện đàm, các mô hình xe ôm này góp phần xây dựng văn hóa bến xe và hình ảnh người lái xe ôm chuyên nghiệp và văn minh.

Người lao động thu nhập 8-10 triệu đồng/tháng

Mô hình “Xe ôm Thân thiện” được xây dựng và quản lý bởi Công ty TNHH Du lịch Đại Phát, triển khai hoạt động tại bến xe Giáp Bát từ năm 2008. Ở bến xe Mỹ Đình, ngoài mô hình xe ôm thân thiện còn có mô hình xe ôm Văn Minh của Công ty CP Dịch vụ vận tải Văn Minh. Cả hai mô hình xe ôm này đều có cách quản lý nhân sự chặt chẽ và theo dõi, điều phối lái xe ôm qua tổng đài. Theo đó, các công ty này sẽ đảm nhận việc tuyển nhân sự, trang bị đồng hồ tính cước, đồng phục, số hiệu, mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho lái xe.

gop phan nang cao van hoa giao thong
Xe ôm Thân thiện ở bến xe Giáp Bát đang chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng.

Về giá cước được tính giống như taxi, có cước lên xe (giống như cước mở cửa), giảm trừ từ km thứ 5 -10, km thứ 11 trở đi và giảm trừ cho khách đi 2 chiều. Với cách tính công khai, khoa học này, khách hàng sẽ được giảm rất nhiều chi phí đi lại, lại đảm bảo được độ an toàn, được quyền tìm hiểu danh tính của lái xe ôm, kèm theo số hiệu hoạt động, biển số xe để khi xảy ra bất trắc, rủi ro, khách hàng có thể phản ánh với bến xe và công ty quản lý. Tại bến xe Mỹ Đình, khách hàng có quyền tính toán đoạn đường dài ngắn để lựa chọn đi xe ôm Văn Minh hay xe ôm thân thiện.

Bằng sự quản lý khoa học, đầu tư bài bản, cộng với ý thức xây dựng hình ảnh về nghề của chính người lao động qua hai mô hình xe ôm thân thiện và xe ôm Văn Minh, hình ảnh những người lái xe ôm ở bến xe Mỹ Đình và bến xe Giáp Bát đã trở nên thân thiện, văn minh trong mắt nhiều hành khách. Khi khách xuống bến, lái xe ôm không được rời khỏi chỗ để mời chào, thái độ mời chào cũng phải lịch sự, nhã nhặn. Khi khách đi xe, phải trang bị cho khách mũ đạt chuẩn, minh bạch trong tính giá cước, thân thiện và văn minh với khách hàng. Khách hàng không còn phải chịu cảnh chèo kéo, chèn ép, bắt chẹt giá. Những rủi ro, bất trắc hoặc nạn trộm cướp từ các hoạt động xe ôm cũng giảm đi đáng kể.

Theo tìm hiểu, trung bình, mỗi lái xe ôm theo hai mô hình này, thu nhập khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Có những người trẻ năng động, ngoài vận chuyển hành khách, họ còn đảm nhận dịch vụ chuyển tiền, chuyển hàng, chuyển hóa đơn, nên mức thu nhập của những người này khá cao, khoảng từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Dựa trên tổng doanh thu, lái xe ôm sẽ được hưởng 70%, còn 30% trả về công ty .

Anh Vương Anh Tuấn, một lái xe hoạt động theo mô hình xe ôm thân thiện tại bến xe Giáp Bát cho biết, anh đầu quân vào đây được hơn hai tháng, mỗi tháng cũng thu nhập được trên 7 triệu đồng. “Mức thu nhập này không quá cao, nhưng ổn định. Tôi chỉ đứng đợi khách đúng nơi quy định, không phải chèo kéo gì mà khách quen cứ tự tìm đến để đi…”. Còn anh Kiên, một người lái xe trong đội ngũ xe ôm Văn Minh (tại bến xe Mỹ Đình) hồ hởi khoe, trung bình mỗi tháng anh thu nhập được từ 8 -10 triệu đồng, theo anh, đây là mức thu nhập không hề nhỏ đối với mặt bằng chung của người lao động.

Góp phần cải thiện văn hóa bến xe

Tại Bến xe Giáp Bát, vì lượng lái xe ôm tự do khá đông, nên ngoài giờ hành chính, vào các buổi tối, khách hàng ngoại tỉnh đến bến xe Giáp Bát vẫn chứng kiến cảnh chèo kéo khách gây phản cảm. Họ cũng không được công khai, minh bạch mức giá, khi đi xe của các lái xe ôm tự do ở bến này.

Để giảm thiểu rủi ro, đại diện lãnh đạo của bến xe Giáp Bát và bến xe Mỹ Đình đều khuyến cáo, khách hàng nên có sự tỉnh táo lựa chọn cho mình những người lái xe ôm uy tín. Trước khi lên xe cần hỏi danh tính, ghi lại biển số xe để khi thất lạc đồ hoặc xảy ra tai nạn, rủi ro, khách hàng có cơ sở để khiếu nại.

Theo ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Bến xe Giáp Bát, lực lượng lái xe ôm tại bến hiện có khoảng 200 – 300 người, trong đó có cả những người tham gia mô hình xe ôm thân thiện, cả xe ôm tự do hoạt động nhiều năm tại bến bãi. Số lượng lái xe ôm tự do là những người ngoại tỉnh, làm theo mùa vụ, thay đổi quân số liên tục. Những người này hoạt động không theo quy mô, còn hành vi chèn ép, chèo kéo khách gây phản cảm.

Thừa nhận những tồn tại chưa thể khắc phục tại bến xe Giáp Bát, ông Thành nhấn mạnh, về cơ bản, lực lượng lái xe ôm đã được lập lại trật tự và quy củ hơn trước rất nhiều. Hầu như không còn trường hợp bị cướp, bị bắt chẹt tiền một cách quá đáng. Ban quản lý bến xe phối hợp với Công ty TNHH Du lịch Đại Phát và lực lượng công an để quản lý tốt hơn về con người, còn mọi phát sinh từ hoạt động của xe ôm được đơn vị quản lý chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình, hiện tại bến có liên kết với Công ty Văn Minh, tổ chức triển khai mô hình xe ôm Văn Minh, hoạt động trong khu vực bến với khoảng 150 xe ôm. Một lượng lái xe theo mô hình xe ôm thân thiện của công ty Đại Phát thuê bên ngoài chỗ sát hàng rào của bến để hoạt động, lượng xe ôm này lại do quận Nam Từ Liêm quản lý.

“Mô hình này đã giúp sự quản lý về nhân thân chặt chẽ hơn. Những người lái xe ôm theo các mô hình này, dù là người nội thành hay ngoại tỉnh cũng có đăng ký về hộ khẩu, tạm trú tạm vắng rõ ràng. Phía công ty cũng nắm được lý lịch của họ, nên khi có bất trắc xảy ra, khách hàng hoàn toàn đủ cơ sở để tố cáo, khởi kiện”, ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, ngoài những người lái xe theo mô hình xe ôm văn mình, thân thiện, tại các bến vẫn còn một lực lượng không nhỏ những xe ôm tự do hoạt động ở phía ngoài khu vực quản lý của bến. Với những người lao động tự do, việc giải quyết dứt điểm rất khó khăn.

Về phía bến xe Mỹ Đình, chủ trương của Ban quản lý bến là không mở rộng nhân lực xe ôm, để kiểm soát được chặt chẽ và khoa học nhất lượng xe ôm ra vào, tránh sự chà trộn của những người có mục đích xấu, giả làm xe ôm, nhằm chiếm đoạt tiền bạc, hành lý của khách hàng.

Nguyễn Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động