Gỡ bất cập cho nhà tái định cư

Những bất cập tại các khu nhà tái định cư lâu nay là vấn đề gây bức xúc. Để giải quyết tình trạng này, mới đây, TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát thực tế vận hành nhà chung cư tái định cư, đề xuất phương án quản lý phù hợp như chuyển giao diện tích công cộng cho chủ sở hữu, đặt hàng nhà ở thương mại bán cho các hộ tái định cư...
go bat cap cho nha tai dinh cu Nhếch nhác khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính
go bat cap cho nha tai dinh cu Kiến nghị xử lý nhà tái định cư bị bỏ trống
go bat cap cho nha tai dinh cu Nhà tái định cư: Trăm khổ đều đổ đầu dân

go bat cap cho nha tai dinh cu

Khu tái định cư Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy). Ảnh: Viết Thành

Chất lượng kém, dịch vụ thiếu đồng bộ

Hẳn nhiều người vẫn chưa quên sự cố sụt lún nền sảnh tầng 1 tòa nhà N5, khu chung cư tái định cư Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) xảy ra gần một năm trước. Mặc dù ngay sau đó, Sở Xây dựng Hà Nội và các cơ quan hữu quan đã nhanh chóng khắc phục, nhưng tâm lý lo ngại về chất lượng công trình chung cư tái định cư vẫn luôn đeo đẳng người dân chuyển đến sinh sống.

Không riêng gì khu vực Đồng Tàu, nhiều khu chung cư tái định cư khác trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân… cũng trong tình trạng chất lượng kém, tiện ích thiếu, dịch vụ vận hành không bảo đảm yêu cầu. Nhà N5B Trung Hòa (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) là một ví dụ. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, khu nhà tái định cư này đã có dấu hiệu xuống cấp, tường rộp, bong tróc. Không gian chung ở các tầng, kể cả lối thoát hiểm bị chiếm dụng. Xung quanh tòa nhà, có rất nhiều hàng quán bủa vây.

Sinh sống tại đây, bà Trần Thu Hương kể, mỗi lần có sự cố về điện, nước, thang máy, việc sửa chữa mất rất nhiều thời gian. Chưa kể, nhiều hộ cho thuê làm văn phòng, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của cư dân. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) Hoàng Trung Kiên cho biết: Trên địa bàn phường có 3 tòa chung cư tái định cư. Trong đó, có 2 tòa nhà người dân đang về sinh sống, nhưng chính quyền địa phương đã tiếp nhận rất nhiều phản ánh về tình trạng hàng quán bày bán lộn xộn, gây mất vệ sinh. Rồi sự xuống cấp về chất lượng cũng xuất hiện.

Khi bàn giao căn hộ, chính quyền cơ sở không được chủ đầu tư thông báo, không nắm được về chất lượng công trình, công tác phòng cháy, chữa cháy... Tuy nhiên, khi người dân phản ánh, chính quyền địa phương phải xắn tay vào chung trách nhiệm. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 173 tòa nhà chung cư tái định cư (do Nhà nước đầu tư xây dựng) đã bàn giao và đưa vào sử dụng.

Công tác quản lý, sử dụng các tòa nhà này có nhiều bất cập kéo dài, như còn 103 tòa nhà không có nhà sinh hoạt cộng đồng; nhiều tòa nhà xuống cấp nhanh; chỉ 119 tòa nhà có diện tích kinh doanh dịch vụ; 54 tòa nhà không có diện tích kinh doanh dịch vụ, theo thiết kế là chỗ để xe, phòng kỹ thuật; số ban quản trị được thành lập còn rất ít... Lý giải nguyên nhân, theo Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, đơn vị đang quản lý hơn 100 chung cư tái định cư trên địa bàn, khó khăn hiện nay là mức phí để quản lý vận hành tòa nhà thấp, không đủ bù chi phí.

Qua khảo sát, mức thu phí để vận hành cơ bản phải từ 4.000 đến 5.000 đồng/m2/tháng, nhưng hiện vẫn thu mức 500 đồng/m2/tháng (khoảng 30.000 đồng/hộ/tháng). Còn đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vấn đề quan trọng nhất là phải thành lập được ban quản trị các tòa nhà để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người dân.

Đặt hàng tạo lập nhà ở thương mại

go bat cap cho nha tai dinh cu

Nhiều tòa nhà tại khu tái định cư Đền Lừ (quận Hoàng Mai) đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Hoàng Anh

Một trong những giải pháp mà Hà Nội đang dự kiến triển khai là chuyển giao quản lý diện tích công cộng dịch vụ của tòa nhà (trừ các diện tích thuộc sở hữu nhà nước) để các chủ sở hữu (đại diện là ban quản trị) tự khai thác, trang trải chi phí vận hành. Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan phối hợp rà soát hồ sơ, tài liệu, thực tế quản lý vận hành nhà chung cư tái định cư; trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất phương án khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư.

Thành phố cũng đã giao cho chính quyền cấp quận, phường nơi có nhà chung cư tái định cư đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư, tổ chức hội nghị nhà chung cư tái định cư để thành lập ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở... Đối với quỹ nhà chung cư tái định cư đang khai thác sử dụng, thành phố đang xem xét chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà lập và bàn giao hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị sau khi được thành lập... Đối với phần diện tích sinh hoạt cộng đồng, thành phố cũng đang xem xét chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành rà soát, bố trí cho các nhà chung cư tái định cư chưa có.

Trường hợp không thể bố trí diện tích sử dụng chung theo tòa nhà thì đề xuất bố trí theo cụm nhà chung cư, đồng thời công khai để người dân được biết. Tại kỳ họp thứ tư, HĐND TP Hà Nội khóa XV vừa diễn ra, trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri, UBND thành phố đã nhấn mạnh việc đổi mới cách thức phát triển nhà chung cư tái định cư.

Trước đó, với mục đích nâng cao chất lượng nhà ở chung cư tái định cư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển quỹ nhà ở tái định cư trên địa bàn, Thành ủy Hà Nội đã có kết luận chỉ đạo tại Văn bản số 263-TB/TU, ngày 23-6-2016, về việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố sẽ thực hiện cơ chế đặt hàng tạo lập nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng tái định cư, hạn chế tối đa đầu tư nhà tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Cơ chế đặt hàng khi thực hiện sẽ tạo quỹ nhà ở có chất lượng tương đương nhà ở thương mại, nhưng có giá thành hợp lý, do thành phố áp dụng một số cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư và đối tượng tái định cư. UBND thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai chỉ đạo của Thành ủy, xây dựng cơ chế đặt hàng và đã tổ chức hội nghị lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trước mắt, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng hoàn toàn tán thành, ủng hộ chủ trương này.

Theo Trung Hiếu/hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

(LĐTĐ) Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng triển lãm quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm 2024 vẫn quy tụ hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, bất động sản.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Xem thêm
Phiên bản di động