Nhà tái định cư: Trăm khổ đều đổ đầu dân

Tái định cư (TĐC) là khâu cuối cùng của công tác đền bù, giải tỏa nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều khu nhà TĐC lại không bảo đảm ở mức sinh hoạt tối thiểu cho người dân và đã trở thành vấn đề nhức nhối trong dư luận.
Kiến nghị về việc bàn giao nhà tái định cư
Quận Hà Đông thu 83 tỷ đồng từ đấu giá khu tái định cư Kiến Hưng
Lập đoàn kiểm tra chất lượng nhà tái định cư
Chung cư tái định cư xuống cấp: Thực trạng buồn

Từ nhiều năm nay, người dân khu TĐC NO1, NO2 Chùa Láng đã nhiều lần gõ cửa các cơ quan chức năng, phản ánh tình trạng xuống cấp của khu chung cư nhưng đều không nhận được câu trả lời thích đáng. Bà Trần Minh Chính, đại diện BQT lâm thời nhà NO1, than thở, tòa nhà tái định cư NO1, NO2 Chùa Láng dành cho người dân bị thu hồi đất khi thành phố thực hiện triển khai một số dự án. Khi chuyển về đây tưởng chừng sẽ có cuộc sống dễ chịu và thoải mái hơn. Không ngờ được một vài năm đầu êm xuôi, mọi dịch vụ cũng tạm ổn nhưng càng về sau thì các dịch vụ hoạt động ở đây bắt đầu trở chứng, Ban Quản lý lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm. “Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chủ đầu tư là BQL dự án quận Đống Đa, tuy nhiên vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng”, bà Chính tâm sự.

Nhà tái định cư: Trăm khổ đều đổ đầu dân
Khu TĐC NO1 dù mới được đưa vào sử dụng nhưng đã có nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng

Được biết, dù mới được đưa vào sử dụng từ năm 2011 nhưng vì đã lâu không được bảo trì nên toàn bộ khu nhà TĐC đã xuống cấp trầm trọng, tình trạng tường nứt, mất điện, mất nước, thang máy hỏng... xảy ra thường xuyên. Không chỉ than thở về tình trạng xuống cấp của tòa nhà, người dân nơi đây còn bức xúc về hệ thống PCCC tạm bợ, hệ thống cảm biến của hệ thống cứu hỏa đã bị chập, cháy từ lâu không còn hoạt động, nghĩa là nếu có hỏa hoạn xảy ra thì cũng chẳng có báo động và hệ thống này cũng chẳng thể bơm nổi một giọt nước để chữa cháy. Trao đổi về vấn đề này, anh Đào Văn Hùng, người dân khu tái định cư NO1 Chùa Láng cho biết: “Nếu lỡ cháy vào ban ngày thì người dân còn hô hoán nhau chạy được, chứ xảy ra cháy về đêm thì cũng không biết thế nào…”.

Thêm một điều khiến người dân bức xúc chính là cơ chế quản lý và cho thuê các khu dịch vụ ở tầng 1 của tòa nhà NO1. Nhiều ki ốt đã bị người thuê phá cửa để tận dụng làm kho chứa đồ, hoặc kinh doanh cửa hàng ăn uống…

Hiện toàn thành phố có 173 tòa nhà chung cư TĐC, do hai công ty quản lý vận hành là: Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (quản lý 155 tòa nhà) và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (quản lý 18 tòa tại khu đô thị Nam Trung Yên). Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ lập được 13 BQT tại 15 tòa nhà, đạt khoảng 8%.

Được biết, theo Luật Nhà ở, nguồn kinh phí để sửa chữa, bảo dưỡng những hỏng hóc ở các tòa nhà lấy từ quỹ bảo trì 2% và do BQT tòa nhà đứng ra đảm bảo. Tuy nhiên, theo quy định việc thành lập BQT của tòa nhà phải có sự chứng kiến của chủ đầu tư, xí nghiệp quản lý nhà, chính quyền địa phương… Vì vậy, dù rất mong muốn nhưng từ nhiều năm qua người dân nơi đây cũng chỉ lập được BQT lâm thời của tòa nhà nhưng lại “hữu danh, vô thực” không được chính quyền công nhận.

Trước những phản ánh của người dân về tình trạng xuống cấp của tòa nhà, ông Chu Văn Tráng, Phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý và Khai thác KÐT, đơn vị trực tiếp ký hợp đồng bán nhà với người dân, cho biết, xí nghiệp vẫn chưa được chủ đầu tư là quận Đống Đa bàn giao tòa nhà, khi chưa nhận được bàn giao thì trách nhiệm vẫn thuộc về chủ đầu tư là quận Đống Đa. Trong khi đó, chủ đầu tư lại viện dẫn lý do người dân chưa bàn giao mặt bằng để có thể chuyển giao. Như vậy, quả bóng trách nhiệm vẫn được đá qua đá lại giữa xí nghiệp nhà và chủ đầu tư, trong khi đó, hạ tầng các tòa nhà chung cư tái định cư đang ngày càng xuống cấp, không được tu sửa, khiến cư dân vô cùng bức xúc vì không có đơn vị nào đại diện bảo vệ quyền lợi của mình.

Rõ ràng, từ thực tế triển khai cho thấy, những tồn tại trong công tác xây dựng và quản lý, vận hành nhà TÐC NO1, NO2 nói riêng và các tòa nhà TĐC khác nói chung, vẫn còn nhiều bất cập. Ðiều này cần được các cơ quan chức năng làm rõ, nghiên cứu xử lý và có cơ chế chính sách thích hợp. Nếu việc sống ở khu TÐC trở thành “ác mộng” của người dân, thì e rằng tiến độ giải phóng mặt bằng của nhiều dự án khó lòng về đích. Trách nhiệm về những vấn đề trên, đã đến lúc phải được các bên giải quyết thấu đáo, để trả lại những điều kiện sống tối thiểu cho người dân.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động