Giáo dục công dân: Môn “cứu cánh” trong kỳ thi THPT quốc gia
Sẽ công bố đề, đáp án ngay sau kết thúc môn thi | |
Thi thử THPT quốc gia: Điều chỉnh quy trình để tránh sai sót | |
Đợt tập dượt cho cả thầy và trò | |
Sở GD&ĐT Hà Nội thừa nhận sai sót trong đề thi môn Toán |
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, các thí sinh sẽ phải dự thi 3 môn bắt buộc (Ngoại ngữ, Văn, Toán) và 1 môn trong 2 môn tự chọn là khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và khoa học xã hội (Giáo dục công dân, sử , địa) để xét tốt nghiệp.
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra thông tin đưa môn Giáo dục công dân (GDCD) vào kỳ thi THPT, đã có rất nhiều ý kiến, nhiều tranh luận khác nhau. Bộ GD - ĐT cho rằng, môn thi này sẽ tăng cường bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho học sinh, đồng thời làm giảm bạo lực học đường. Trong khi đó, khá nhiều người tỏ ra lo lắng và thận trọng trước môn thi “mới tinh” lần đầu tiên xuất hiện trong kỳ thi quan trọng nhất đối với học sinh THPT.
Cán bộ tuyển sinh trường ĐH Kinh tế quốc dân tư vấn ngành nghề cho các thí sinh |
Cô Nguyễn Thị Ngoan, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) chia sẻ: “Môn GDCD thực chất chỉ có 9 chủ đề cơ bản, rất ngắn gọn và những vấn đề thực tiễn, liên quan trực tiếp tới đời sống. Đây là một trong những lợi thế giúp các học sinh dễ tiếp cận, ghi nhớ và đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới”.
Cô Ngoan chia sẻ thêm, bản thân cô và các giáo viên trong trường đang thay đổi và hoàn thiện phương pháp giảng dạy và nghiên cứu làm đề ôn luyện cho học sinh khoa học, sát với đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT và phù hợp với khả năng của học sinh. Tuy còn đang gặp bỡ ngỡ trước môn thi mới nhưng cả thầy và trò vẫn luôn cố gắng giúp các em đạt kết quả cao nhất trong kì thi sắp tới.
Cùng nói về vấn đề trên, cô Nguyễn Thị Minh, giáo viên môn GDCD tại trường THPT Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) cho biết: “Giáo án giảng dạy và bộ đề ôn thi môn GDCD đang được các giáo viên trong trường cẩn thận xây dựng. Lãnh đạo nhà trường cũng rất quan tâm dự giờ dạy, đồng thời tăng cường kiểm duyệt qua giáo án của giáo viên, cũng như quá trình ôn thi để đảm bảo đủ lượng kiến thức cho học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Tuy nhiên, vì là năm đầu tiên thực hiện nên ngân hàng đề trắc nghiệm đối với môn này không được phong phú như những môn khác, đây là một trong những khó khăn và thiệt thòi cho các thí sinh năm nay”.
Cô Minh chia sẻ, để giúp các học sinh nắm chắc kiến thức môn GDCD, ngoài hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu tình huống thực tế… thì sau mỗi tiết học, các giáo viên còn củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh quen với cách thi mới.
Các bài kiểm tra 1 tiết ra đề thi theo hình thức thi trắc nghiệm, đề thi mỗi lớp đều khác nhau để đảm bảo tính khách quan, cũng như rèn luyện kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi THPT sắp tới.
Bên cạnh đó, các giáo viên ra đề cũng bám sát theo bộ đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT nhằm bảo đảm tính khách quan và giúp học sinh làm quen với hình thức thi mới. Kết quả kiểm tra ban đầu rất khả quan. Học sinh thấy thoải mái, không nặng kiến thức trước môn thi này, đúng theo tinh thần của Bộ GD-ĐT giảm tải áp lực thi cử cho cấp THPT, cô Minh thông tin thêm.
Về phía các em học sinh, ngoài những lo lắng ban đầu khi nhận được thông tin môn GDCD xuất hiện trong kỳ thi THPT quốc gia thì cũng khá nhiều em cảm thấy thú vì với môn thi mới này.
Em Nguyễn Thế Linh, học sinh lớp 12D3, trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho biết: “Lần đầu tiên thi môn giáo dục công dân, em thấy khá thú vị. Sau khi tham khảo đề thi mẫu do Bộ GD-ĐTđề thi rất hay, nhiều câu hỏi bổ ích và dễ áp dụng thực tế”.
Em Vũ Tuấn Nam, học sinh lớp 12A5, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) chia sẻ: “Học sinh đã và đang được trang bị các kiến thức quan trọng, cũng như làm quen với bộ đề thi thử trắc nghiệm GDCD nên cũng dần quen với thay đổi này. Bên cạnh đó, việc thi thêm môn GDCD cũng không khiến học sinh cảm thấy quá áp lực, vì kiến thức sách vở rất ngắn gọn, cùng kiến thức vận dụng từ đời sống khá dễ dàng. Vì vậy, với môn thi này, em cảm thấy thoải mái và tự tin bản thân mình sẽ dành điểm cao”.
Em Lê Phương Thảo, lớp 12A5, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) cũng đưa ra nhận định: “Môn GDCD sẽ sẽ môn thi “cứu cánh” cho các môn khác cho các thí sinh trong việc xét điểm tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017, cũng như xét tuyển vào các trường đại học”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47