Thi thử THPT quốc gia: Điều chỉnh quy trình để tránh sai sót
Sở GD&ĐT Hà Nội thừa nhận sai sót trong đề thi môn Toán | |
80.000 sĩ tử thi thử THPT Quốc gia 2017 |
Tuy nhiên, công tác làm đề thi cần có những rút kinh nghiệm để tránh sai sót.
Đề phân hóa tốt
Bài thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) theo hình thức Trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút có điểm mới đáng lưu ý là đề thi cho mỗi môn thành phần có 40 câu hỏi (mỗi bài thi tổ hợp có 120 câu hỏi trắc nghiệm). Đề thi môn ngoại ngữ trắc nghiệm với 50 câu hỏi, thời gian làm bài 60 phút.
Thí sinh Trường THPT Chu Văn An trao đổi bài thi môn tiếng Anh chiều 21/3. Ảnh: Thu Anh |
Kết thúc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên sáng 21/3, Vũ Kiều Anh - học sinh (HS) lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức chia sẻ bài khó vì lần đầu tiên thi theo hình thức này.
Hỏi HS này với đề bài dài và khó như vậy, thì thời gian thi thế nào là phù hợp, thì nhận được câu trả lời: “Đã khó thì 1 hay 3 tiếng đều khó hoàn thành. Em hy vọng, kỳ thi thật đề giảm độ khó để chúng em có cơ hội đỗ tốt nghiệp cũng như lấy điểm xét tuyển vào các trường đã đăng ký”.
Đây cũng là nhận định của khá nhiều HS dự thi đợt khảo sát này. Đánh giá đề thi Trắc nghiệm này, thầy Phạm Văn Tùng - giáo viên dạy Lý trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, đề thi nằm trong chương trình, bảo đảm đúng lộ trình nội dung trong sách giáo khoa. Với đề thi môn Vật lý có sự phân hóa rõ rệt, HS trung bình khá hoàn toàn có thể đạt 6 - 7 điểm.
Môn tiếng Anh cũng được thí sinh đánh giá là khá dễ, Nguyễn Tuấn Hùng HS lớp 12 trường THPT Chu Văn An cho biết, đề dễ, HS trung bình cũng có thể đạt trên 5 điểm.
Đề sai do... đánh máy?
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 Hà Nội sẽ có trên 65.000 HS lớp 12 dự thi. Dự kiến số thí sinh sẽ tăng lên so với năm 2016 vì ngoài thí sinh tự do của Hà Nội còn có thí sinh tự do các tỉnh. |
Ngay sau khi kết thúc thi môn Toán kỳ thi khảo sát thi THPT Quốc gia năm 2017 diễn ra chiều 20/3, một số HS đã phản ánh, đề Toán khá dài, làm hết trong 90 phút là rất khó. Đặc biệt, ngoài đề Toán có một câu sai khi không có đáp án nào đúng với đề đã ra thì ngay trong sáng 21/3, đề thi tổ hợp Khoa học tự nhiên cũng xảy ra thiếu sót.
Cụ thể, mã đề 015 sai câu 37, cả 4 đáp án trong đề đều không đúng. Sau môn Toán, đề thi môn Hóa học sáng 21/3 tiếp tục được phát hiện có thiếu sót khi câu số 62 đề số 3 phương án C không có nội dung. Theo phản ánh của một số HS tại điểm thi trường THPT Chu Văn An, đề thi môn Hóa học có thiếu sót ở câu số 62 đề số 3, phương án C không có nội dung.
“Chỉ có một mã đề thiếu thông tin ở phương án C câu 62, còn các mã đề khác không thiếu. Tuy nhiên, giám thị coi thi cũng đã hướng dẫn cho bọn em câu này không chọn đáp án C nữa” – một thí sinh trường Chu Văn An cho biết.
Trước sự phản ánh trên, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hữu Hoan - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội, Phó trưởng Ban thường trực ra đề thi, thừa nhận có sai sót trong quá trình làm đề. Theo đó, có 4 phương án đều không phải là đáp án của câu hỏi trong đề Toán. Đề bị sai là do "lỗi đánh máy" giữa -1 và 1 của câu 37 nói về hàm số ở mã đề 015 nên cả câu không có đáp án đúng.
Với môn Hóa học, ngay đầu giờ sáng cũng đã phát hiện thiếu sót và yêu cầu hội đồng thi nhắc nhở thí sinh không chọn đáp án C ở câu hỏi 62 trong đề số 3. Đây là trách nhiệm của Ban ra đề thi. “Thay mặt ban đề thi tôi xin nhận trách nhiệm và có giải trình với Ban Giám đốc (BGĐ). Cũng theo ông Hoan, dự kiến sẽ tham mưu BGĐ, mỗi câu trong đề thi được tính 0,2 điểm thì sẽ để tất cả HS được 0,2 điểm.
Được biết, để có đề thi thử môn Toán theo hình thức trắc nghiệm theo mẫu đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã cử 6 cán bộ nghiên cứu, ra đề thi. Tuy nhiên, khi phát đề thi chính thức tới HS thì vẫn xảy ra sai sót. Theo ông Hoan, đề thi THPT quốc gia có 24 mã đề, số lượng câu hỏi rất nhiều.
Trong quá trình đảo mã đề có thể sai sót rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng chất lượng thi cử, phản ánh không đúng chất lượng kỳ thi và của HS. “Rút kinh nghiệm từ sai sót đề Toán, đề Hóa học chúng tôi sẽ điều chỉnh về quy trình làm đề, rà soát kỹ, cẩn thận, đồng thời chấn chỉnh kỹ thuật làm đề tránh chỉnh sửa nhiều lần, gây sai sót không đáng có” – ông Hoan khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40