Giảm ùn tắc: Nâng chất lượng hạ tầng thôi chưa đủ
Hạn chế xe gắn máy, cần phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ | |
Dỡ bỏ nhiều giải phân cách để giảm ùn tắc |
Nhiều điểm vẫn ùn tắc trong giờ cao điểm
Để tìm hiểu vấn đề, PV đã có mặt tại một số nút giao thông trọng điểm của Thành phố như Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch; Minh Khai - Ngõ gốc Đề; Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng, Lê Văn Lương - Tố Hữu; Láng Hạ - Giảng Võ; Nguyễn Trãi- Khuất Duy Tiến; Cầu Giấy - Xuân Thủy,… được cho là những “điểm đen” tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra; đặc biệt tại những giờ cao điểm.
Nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng không xảy ra ùn tắc, ảnh chụp vào sáng 3/11. |
Nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng (Hoàng Mai) là tuyến đường nằm trong dự án mở rộng đường Vành đai 3, về cơ bản đường đã được nâng cấp, bố trí lực lượng giao thông phân luồng, giải tỏa ùn tắc. Nhưng ở “nút thắt” đầu ngã ba Giải Phóng và Nguyễn Hữu Thọ - nơi có một số hộ dân chưa được giải tỏa - thường bị ùn ứ, tắc nghẽn mỗi khi có tàu qua.
Tương tự, tại nút giao thông qua các tuyến phố Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, cảnh ùn tắc thường xuyên xảy ra. Lý do bởi các phương tiện cá nhân, ô tô con, taxi, do cha mẹ đón học sinh đổ ra từ các ngõ Lương Định Của, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng…, cùng với lượng xe con, xe bus lưu thông liên tục ngoài trục đường chính, khiến những tuyến phố Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch trở nên quá tải vào giờ cao điểm.
Cùng đó, một số nút giao thông Tây Sơn - Chùa Bộc, Lê Văn Lương - Láng, Láng Hạ - Thái Hà, đặc biệt nút Ngã Tư Sở đoạn qua Cầu Mới giao cắt với đường Trường Chinh, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn.
Chị Trần Thị Thu (Tương Mai – Hà Nội) đi làm ở Trung Hòa, Nhân Chính cho biết, ngày nào chị cũng đi về hai chiều qua đường Trường Chinh, cứ vào khung giờ sáng 7h30 - 8h30, chiều 16h30-18h phương tiện lưu thông qua tuyến phố này trở nên dày đặc, tắc nghẽn, nhiều hôm chị phải chôn chân tại chỗ đến 30 phút. “Có tránh đường Trường Chinh cũng chẳng còn đường nào khá hơn, đi sang Thái Hà – Chùa Bộc thì cũng tắc nghẽn không kém”, chị Thu cho hay.
Trước đó, vào ngày 20/9, tại nút giao thông giao cắt giữa các tuyến đường Phan Trọng Tuệ - QL70 và phố Tả Thanh Oai (Thanh Trì – Hà Nội) đoạn qua cầu Tó đã xảy ra tình trạng tê liệt giao thông trong 4 tiếng. Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Dũng - Phó Trưởng công an xã Tả Thanh Oai cho biết, trước đây tuyến đường Phan Trọng Tuệ và đoạn qua cầu Tó rất ít xảy ra ùn tắc, nhưng hơn một năm nay, nút giao thông này có hiện tượng hay xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm.
Đường thông hơn khi có cảnh sát giao thông
Theo ghi nhận của PV, những điểm đen về ùn tắc giao thông nêu trên, vào những giờ cao điểm, nếu có lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT), quản lý trật tự đô thị của cấp phường đứng ra phân luồng giao thông thì không xảy ra ùn tắc nghiêm trọng. Song hễ vắng hai lực lượng này, lại vẫn căn bệnh cũ “mạnh ai nấy đi” ách tắc càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có mặt ở nút giao thông Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch vào khoảng 8h45 – 9h00 sáng 3/11 theo ghi nhận của PV thì lưu lượng người và phương tiện lưu thông qua các tuyến đường này vẫn đông, nhưng không có hiện tượng ùn tắc nghiêm trọng. Bác Nguyễn Văn Thành, hành nghề xe ôm ở phố Lương Đình Của cho hay, thời gian gần đây, thấy CSGT túc trực nhiều hơn, đông hơn nên tình trạng tắc nghẽn cũng ít xảy ra.
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện Hà Nội có khoảng 5,5 triệu phương tiện, trong đó có 0,5 triệu ô tô, hơn 5 triệu xe máy, tốc độ tăng trung bình 14%/ năm. Hiện trên địa bàn Thành phố còn 34 điểm (giảm được 55 điểm) ùn tắc.
Để giải quyết vấn nạn ùn tắc, Thành phố đã chỉ đạo nhiều bộ, ban, ngành vào cuộc, tiến hành phân luồng, giải tỏa các phương tiện. Thậm chí, nhiều dự thảo luật đưa ra, sẽ tiến hành cấm các phương tiện cá nhân từ 2020-2025. Nhưng đến nay, tình trạng ùn tắc vẫn chưa được chấm dứt.
Để giảm ùn tắc giao thông, TP. Hà Nội đã chi hơn 259.000 tỉ đồng giai đoạn 2012 - 2015 để xây cầu vượt, phân làn, phân luồng. Đầu tư kinh phí 1.414 tỉ đồng thực hiện tách dòng phương tiện ô tô, xe máy đi theo đường riêng trên 12 tuyến phố ngoài vành đai 1. Bên cạnh đó, Thành phố cũng thành lập thêm 5 đội trật tự giao thông (TTGT), đưa con số cảnh sát TTGT lên hơn 1.800 người. Hiện, Thành phố đã đưa vào sử dụng 7 cầu vượt vào cuối năm 2015 |
Theo một số chuyên gia, hình thức cấm các phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông hiện chưa phù hợp, vì giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dân. Muốn giải quyết ùn tắc, Thành phố phải nâng cấp hạ tầng cơ sở, chỉ đạo quyết liệt các sở, ban, ngành cùng vào cuộc.
“Chúng ta phải xây cầu vượt, xây tàu điện ngầm. Phải tính đến việc hoàn thiện các phương tiện giao thông công cộng để thay thế dần các phương tiện cá nhân. Bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, vai trò, ý thức của người dân trong thực hiện Luật giao thông cũng rất quan trọng”, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Đấy là nguyên nhân và đề xuất mang tầm dài hạn, còn hiện tại việc ách tắc giao thông tại các điểm đen nguyên nhân chính vẫn do ý thức của người tham gia giao thông kém. Cụ thể, đi không đúng làn đường, tự ý vượt đèn đỏ khi không có lực lượng chức năng, rẽ trái, rẽ phải theo hình thức mạnh ai nấy rẻ nên càng xảy ra vấn nạn ùn tắc.
Được biết, nhằm giảm ùn tắc, hoàn thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất TP. Hà Nội chi hơn 259.000 tỉ đồng giai đoạn 2012 - 2015 để xây cầu vượt, phân làn, phân luồng; đầu tư kinh phí 1.414 tỉ đồng thực hiện tách dòng phương tiện ô tô, xe máy đi theo đường riêng trên 12 tuyến phố ngoài vành đai 1 (gồm Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Bắc Thăng Long - Nội Bài, Quang Trung (Hà Đông); tăng nguồn nhân lực chuyên trách lên hơn 1.800 người (trong đó CSGT trên 1.200 người, TTGT trên 600 người).
Nguyễn Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42