Giảm nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ
Việt Nam là điểm sáng về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV |
Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam hiện có hơn 130 nghìn bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV. Thuốc ARV không chỉ giúp cho người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn giúp giảm lây truyền HIV sang người khác. Trong trường hợp hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm, nhờ ARV kiềm chế sự nhân lên của HIV mà hệ miễn dịch được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV, hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ.
Sắp tới Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. |
Nếu như năm 2005 chỉ mới có 5.000 bệnh nhân được điều trị ARV thì đến tháng 6/2017 Việt Nam đã có 113.000 bệnh nhân được điều trị ARV. Với việc số người được tiếp cận với ARV tăng nhanh, theo tính toán của các chuyên gia quốc tế hiệu quả điều trị tại Việt Nam trong 10 năm qua đã giúp khoảng 150.000 người nhiễm HIV thoát khỏi tử vong và dự phòng cho 450.000 người không nhiễm HIV.
Theo đại diện Cục Phòng, chống HIV, trước đây bệnh nhân mắc HIV được cho là bản án bán tử hình. Nhiều người biết bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc nhưng vẫn không yên tâm để uống thuốc. Nhưng hiện nay, khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang đối tác.
Hiện cả nước có khoảng 209.000 người mắc HIV, nhưng chỉ có 130.000 tham gia điều trị bằng thuốc ARV, gần 60%. 40% còn lại chưa được điều trị bởi cản trở lớn nhất là sự kỳ thị của xã hội. Họ sợ lộ thông tin, danh tính. Điều này đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng cao do không điều trị để kiểm soát lượng virus trong cơ thể. Bởi vậy, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong năm 2018, Cục sẽ triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với chương trình chống lao để điều trị ARV kịp thời cho các trường hợp đồng nhiễm HIV/lao. Đặc biệt, Cục sẽ thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ dựa trên tình trạng bệnh, mở rộng cấp phát thuốc ARV và quản lý điều trị ARV tại trạm y tế xã/phường. |
Cụ thể, ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị bằng thuốc ARV đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục dù không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào. Bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV cũng cho biết, việc không lây nhiễm sang người khác khi người bệnh tuân thủ điều trị ARV chỉ được nhấn mạnh qua con đường tình dục, tức bạn tình vẫn âm tính sau khi quan hệ. Còn các con đường lây nhiễm khác như tiêm chích, qua máu chưa được khuyến cáo. Riêng về con đường từ mẹ sang con, bà Nhàn lưu ý nếu người mẹ dương tính được bắt đầu điều trị từ sớm, có lượng virus HIV dưới ngưỡng sẽ không truyền bệnh sang con.
Trong đó, tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi HIV <200 bản sao/ml bằng cách xét nghiệm. Để kiểm soát tải lượng virus, khi điều trị bằng ARV, người bệnh cần xét nghiệm sáu tháng/lần ở năm đầu tiên. Từ năm thứ hai, người bệnh cần xét nghiệm một năm/lần. “Khi bị nhiễm HIV, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Đặc biệt, họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn”, PGS. Long nhấn mạnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị những người không may nhiễm HIV phải tham gia điều trị ngay.
Tuy nhiên, PGS. Long cũng cho biết hiện cả nước có khoảng 209.000 người mắc HIV, nhưng chỉ có 130.000 tham gia điều trị bằng thuốc ARV, gần 60%. 40% còn lại chưa được điều trị bởi cản trở lớn nhất là sự kỳ thị của xã hội. Họ sợ lộ thông tin, danh tính. Điều này đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng cao do không điều trị để kiểm soát lượng virus trong cơ thể. Bởi vậy, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong năm 2018, Cục sẽ triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với chương trình chống lao để điều trị ARV kịp thời cho các trường hợp đồng nhiễm HIV/lao. Đặc biệt, Cục sẽ thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ dựa trên tình trạng bệnh, mở rộng cấp phát thuốc ARV và quản lý điều trị ARV tại trạm y tế xã/phường.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05