Đừng quá tin máy đo hóa chất thực phẩm
Gần Tết, thực phẩm bẩn “tung hoành” | |
4 thực phẩm người bị cảm cúm nên tránh xa |
Còn nhiều băn khoăn
Hiện nay, nhằm đối phó với thực trạng thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan trên thị trường, nhiều người tiêu dùng đã tìm mua sản phẩm máy đo an toàn thực phẩm có tên Soeks Nuc, được quảng cáo là có thể phát hiện được dư lượng chất tồn dư có trên rau, củ, quả, thịt tươi… chỉ trong vòng 20 giây. Thậm chí loại sản phẩm này còn được quảng rao là có hẳn một mục dành riêng cho việc đo hàm lượng chất tồn dư, giúp người tiêu dùng biết được nguồn thức ăn an toàn, đảm bảo cho sự phát triển về sức khỏe và trí não…với giá bán từ 4 – 7 triệu đồng/sản phẩm.
Người dân cần hiểu rõ công năng của sản phẩm máy đo dư lượng nitrat. |
Băn khoăn về các loại thực phẩm có chứa chất độc hại, nhiễm dư lượng thuốc sâu, chất bảo quản có mặt trên thị trường, anh Mạnh Cường (Trung Văn, Hà Nội) cho biết, từ khi thực phẩm bẩn rộ lên, tôi thường tìm mua tại các cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch. Nhưng vì vẫn cảm thấy lo về sự an toàn của các sản phẩm này, tôi đã tìm mua máy đo thực phẩm an toàn. Thời gian đầu máy chạy rất tốt, nhưng hơn một tháng sau, máy có dấu hiệu “dở chứng”. Nhiều loại thực phẩm tôi mua có gắn nhãn VietGap, nhưng máy cũng báo là dư lượng vượt ngưỡng, nên tôi cũng hoang mang và không biết độ thực hư của sản phẩm này thế nào.
Tìm hiểu công dụng loại sản phẩm này, chúng tôi được chị Huyền - chủ cửa hàng thực phẩm (trên đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, HN) - cho biết, thời gian trước thấy một số khách hàng đến mua sản phẩm có sử dụng máy đo thực phẩm an toàn, khi tìm hiểu thì được biết đó là dòng sản phẩm Soeks Nuc, tôi đã phải trang bị cho cửa hàng một chiếc với giá 6,5 triệu đồng, máy có kích thước nhỏ giống như chiếc điện thoại, có gắn phần kim ở đuôi máy để kiểm tra. Khi chọn ngẫu nhiên sản phẩm, cắm ngập đầu kim vào thực phẩm, nếu trên máy hiện thị màu xanh là an toàn, màu đỏ là nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian sử dụng, sản phẩm này cho thấy nhiều bất cập. Ví dụ, khi mua sản phẩm máy đo Soeks Nuc, khách hàng được tặng kèm bảng giới hạn dư lượng chất nitrat có trong thực phẩm với khoảng 60 loại, trong khi đó trên thực tế các loại thực phẩm trên thị trường có đến hàng trăm loại. Như vậy, số còn lại không có trong bảng giới hạn thì máy sẽ không thể phát hiện được.
“Cửa hàng sử dụng máy đo thực phẩm an toàn chủ yếu để cho khách hàng yên tâm, theo tôi được biết, sản phẩm này được dùng để phát hiện chỉ số phân bón hóa học có trong thực phẩm, còn các chất độc hại khác mà người tiêu dùng Việt Nam mong muốn như phát hiện thuốc sâu, sản phẩm nhiễm vi sinh, hóa chất, chất tạo nạc…thì khó thể phát hiện được. Kỳ thực sản phẩm này chỉ phù hợp với môi trường ở nước ngoài, khi mà thực phẩm của họ được sản xuất khép kín, an toàn, chứ ở Việt Nam thì hơi khó” - chị Huyền khẳng định.
Có thực sự an toàn?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, sản phẩm Soeks Nuc chỉ có chức năng kiểm tra dư lượng nitrat (NO3 hay gọi là muối diêm) - một loại hóa chất thường được sử dụng trong vấn đề bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, khi phát hiện hàm lượng nitrat ở ngưỡng an toàn, cũng chưa chắc sản phẩm đó đã an toàn. Bên cạnh đó, máy kiểm tra nitrat này cũng chỉ phát hiện được một loại độc tố, không có sản phẩm nào có thể phát hiện được cùng lúc nhiều loại độc tố cả. Bởi nhiều loại chúng ta phải đưa vào phòng thí nghiệm, phân tích…mới phát hiện ra dư lượng chất độc hại đó là gì. |
Không chỉ người tiêu dùng tỏ ra băn khoăn về sản phẩm máy đo dư lượng an toàn thực phẩm, mà rất nhiều chuyên gia khi được hỏi về vấn đề này cũng tỏ ra nghi ngờ về độ chính xác của sản phẩm nói trên. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, sản phẩm Soeks Nuc chỉ có chức năng kiểm tra dư lượng nitrat (NO3 hay gọi là muối diêm) - một loại hóa chất thường được sử dụng trong vấn đề bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, khi phát hiện hàm lượng nitrat ở ngưỡng an toàn, cũng chưa chắc sản phẩm đó đã an toàn. Bên cạnh đó, máy kiểm tra nitrat này cũng chỉ phát hiện được một loại độc tố, không có sản phẩm nào có thể phát hiện được cùng lúc nhiều loại độc tố cả. Bởi nhiều loại chúng ta phải đưa vào phòng thí nghiệm, phân tích…mới phát hiện ra dư lượng chất độc hại đó là gì.
Không chỉ khó phát hiện nhiều loại độc tố cùng một lúc, dẫn đến việc khó xác định chính xác các loại dư lượng chất độc hại có trong thực phẩm. Một nguyên nhân nữa được các chuyên gia đưa ra, đó chính là vấn đề bảo quản sản phẩm. Theo đó, khi sử dụng sản phẩm máy kiểm tra nitrat, người tiêu dùng phải sử dụng máy và có chân dùng để cắm vào các loại thực phẩm, khi đó vấn đề bảo quản gặp khó khăn và dễ bị trục trặc trong quá trình bảo quản nếu gặp sự cố. Ngoài ra, sản phẩm này cũng không thể test được với những thực phẩm dạng nước.
Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên, Th.s Nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng cho rằng, nhiều người nhầm lẫn hoặc do quảng cáo sản phẩm chưa chính xác, khiến mọi người nhầm tưởng sản phẩm Soeks Nuc là sản phẩm máy đo thực phẩm an toàn. Thực chất đây là máy đo và phát hiện nhanh dư lượng nitrat có trong rau, củ, quả và thịt tươi, người tiêu dùng tránh hiểu sai về công năng của nó.
“Thông thường các máy đo cá nhân dùng để phát hiện nhanh các loại thực phẩm chỉ là dạng máy đo định tính, tức là nó có thể phát hiện ra thực phẩm có chứa chất độc hay không, chứ nó khó phân tích được hàm lượng của chất đó trong thực phẩm là bao nhiêu và có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Trong khi đó, các loại thực phẩm ở Việt Nam thường chứa rất nhiều các dư lượng độc tố, chất độc hại, chỉ tính riêng thuốc trừ sâu đã có đến hàng trăm loại, trong khi đó, giới hạn của máy đó chỉ là vài chục loại. Bên cạnh đó, chiếc máy test này chỉ đo được những sản phẩm có thể cắm ngập đầu test vào, còn sản phẩm bề mặt mỏng như rau hay nước uống thì khó kiểm tra. Theo tôi, người dân hiện đổ xô tìm mua máy thử nitrat như là một liệu pháp tinh thần thì đúng hơn, bởi lẽ, nếu chỉ test bằng tay mà có thể phát hiện ra thực phẩm bẩn, thực phẩm có dư lượng chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép, thì cơ quan chức năng đâu cần phải sử dụng máy móc để phân tích, kiểm nghiệm” - bà Hằng cho hay.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38