Điều kiện làm việc và năng suất lao động cao hơn
Việt Nam phê chuẩn công ước cơ bản của ILO về thương lượng tập thể | |
Gia nhập Công ước số 98 ILO góp phần nâng cao năng suất lao động và thu nhập |
Gia nhập Công ước số 98 là cần thiết
Công ước số 98 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể là 1 trong 8 Công ước cơ bản của ILO. Ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: Công ước 98 là 1 trong 8 Công ước cốt lõi của ILO thuộc khuôn khổ Tuyên bố năm 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, trong đó bao gồm: Tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
Tất cả các quốc gia thành viên của ILO có nghĩa vụ tôn trọng và áp dụng các nguyên tắc được đề cập tới trong Tuyên bố 1998.Tính đến tháng 1/2019, đã có 165/187 quốc gia thành viên của ILO tham gia Công ước này.
Tham gia Công ước số 98 người lao động sẽ được hưởng lợi |
Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế - quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 98 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế về lao động, xã hội, khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Công ước số 98 có 16 Điều, với nội dung cơ bản là: Bảo vệ người lao động và Công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống Công đoàn của người sử dụng lao động. Công ước quy định người lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước những hành vi phân biệt đối xử liên quan đến mọi khía cạnh việc làm của họ vì lý do tham gia thành lập, gia nhập hoặc hoạt động Công đoàn hợp pháp; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động: Công ước quy định các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng, chống lại mọi hành vi can thiệp của bên kia hoặc của những đại diện hay thành viên của bên kia trong quá trình thành lập, hoạt động hoặc điều hành hoạt động của mình; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí: Công ước xác lập nguyên tắc tự nguyện và thiện chí trong thương lượng tập thể, đồng thời quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc thúc đẩy thương lượng tập thể được thực hiện một cách tự nguyện, thiện chí. |
Đồng thời thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với trách nhiệm là quốc gia thành viên ILO, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Tất cả các bộ, ngành được Chính phủ lấy ý kiến đều nhất trí về sự cần thiết gia nhập Công ước số 98.
Thảo luận tại Quốc hội về vấn đề này, các đại biểu nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế - quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 98 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt.
Thống nhất cao về chủ trương gia nhập Công ước 98, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa) cho rằng: Việc gia nhập Công ước 98 đáp ứng vai trò thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của Việt Nam là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế. Điều này bảo đảm thực thi, thực chất các cam kết liên quan đến lao động trong các hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP); đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các hiệp định tự do thương mại.
Khẳng định sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập Công ước 98, đại biểu Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng: Trước tình hình mới, những năm gần đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp Công đoàn đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ, tập trung thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động, trong đó công tác đối thoại, thương lượng tập thể được đặc biệt quan tâm.
Ngoài mô hình thương lượng Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, Công đoàn đã quan tâm thí điểm thực hiện thương lượng Thỏa ước lao động tập thể ở nhóm doanh nghiệp, ở cấp ngành, để đảm bảo hài hòa lợi ích hai bên là người lao động và người sử dụng lao động.
Chúc mừng Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98, Giám đốc ILO Việt Nam Chang Hee Lee nhấn mạnh: “Việc phê chuẩn Công ước 98 sẽ đẩy mạnh hơn nữa thương lượng tập thể thực chất để có được những giải pháp đem lại lợi ích cho tất cả các bên tại nơi làm việc ở Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, và sự phồn thịnh được chia sẻ công bằng, góp phần mang lại phát triển bền vững”.
5 nội dung cần quan tâm
Được thông qua năm 1949, Công ước 98 bao gồm ba cấu phần chính nhằm đảm bảo thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể diễn ra một cách hiệu quả. Đó là: Bảo vệ người lao động và cán bộ Công đoàn không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc, đảm bảo cho các tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động không bị can thiệp hoặc chi phối từ bên còn lại; và yêu cầu Nhà nước cần có các biện pháp về pháp luật và thiết chế nhằm thúc đẩy thương lượng tập thể.
Từ góc độ lãnh đạo tổ chức đại diện cho người lao động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề xuất 5 nội dung cần quan tâm liên quan đến việc gia nhập Công ước 98.
Thứ nhất, tiếp tục quan tâm đầu tư, cụ thể hoá, nội luật hóa trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) về vấn đề đối thoại, thương lượng. Trong đó chú ý tới đặc điểm trong quan hệ lao động, người lao động luôn là bên yếu thế, nên việc thiết kế pháp luật phải chú ý tới đặc điểm này, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Thứ hai, phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cả về thực hiện pháp luật lao động và lĩnh vực pháp luật kinh doanh, đầu tư. Thời gian qua có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn để lại hậu quả hết sức nặng nề, gây mất niềm tin của người lao động.
Thứ ba, quan tâm làm tốt hơn nữa công tác phối hợp giữa ba bên - Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để việc chăm lo, bảo vệ người lao động được tốt hơn
Thứ tư, tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục đổi mới. Tổng LĐLĐ Việt Nam đang trình cơ quan có thẩm quyền Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, xây dựng rất nhiều chương trình công tác bám sát yêu cầu của CPTPP và hội nhập quốc tế, đổi mới hệ thống chính trị.
Thứ năm, trước bối cảnh mới, có vấn đề chưa có tiền lệ trong lịch sử 90 năm thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam, rất mong các cấp uỷ, chính quyền, các bộ ngành cùng quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề về Công đoàn và người lao động.
“Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của Chính phủ, các ngành các cấp, nhất là những địa phương có đông công nhân lao động, tình hình quan hệ lao động phức tạp là điều rất cần thiết, để cùng hướng tới mục tiêu chung vì quyền và lợi ích của người lao động”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40