Điểm rất cao vẫn rớt đại học
Độc giả 'hiến kế' phương án xét tuyển ĐH bớt lùm xùm | |
Hàng trăm thí sinh suýt trượt đại học oan | |
Gần 150 thí sinh đậu đại học không có tên trên phần mềm xét tuyển |
Trong đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 1 vừa qua, Nguyễn Thị Như Ngọc (sinh năm 1997, quê Quảng Nam) đã đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH An ninh Nhân dân khi kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt 25,5 điểm (khối C). Ngọc cho biết em đã nộp hồ sơ xét tuyển khá sớm. Trong 10 ngày đầu, em có thể rút hồ sơ để xét tuyển trường khác nhưng vì điểm thi khá cao nên em hy vọng mình sẽ trúng tuyển, nào ngờ điểm chuẩn lên tới 27 điểm! Nay Ngọc loay hoay không biết đi đâu về đâu vì cửa vào trường công khối C hầu như đã đóng khi không còn chỉ tiêu xét NV bổ sung.
Cay đắng
Đào Minh Nghĩa, quê ở Bình Định năm nay cũng xét tuyển vào Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân với kết quả điểm thi 3 môn toán, lý, hóa trong kỳ thi THPT quốc gia là 23,25 điểm. Nghĩa cho biết em thích vào ngành công an, kết quả điểm thi của em khá cao nên em đã không rút hồ sơ để nộp vào trường khác. Nay, trường công bố điểm chuẩn là 26 điểm đối với thí sinh nam, em hụt hẫng và hiện em không còn nhiều cơ hội được học trường công lập.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Công nghệ TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh |
Một số chuyên gia tuyển sinh cho rằng đa phần thí sinh có điểm cao nhưng rớt đã đăng ký xét tuyển NV1 ở trường công an. Năm nay, điểm chuẩn vào các trường này tăng cao nên nhiều thí sinh không tiên lượng được khả năng trúng tuyển.
Không chỉ các thí sinh xét tuyển vào khối ngành công an, nhiều thí sinh xét tuyển vào các trường ĐH dân sự cũng không trúng tuyển dù điểm thi khá cao. Ông Trương Tiến Sỹ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết trường không xét tuyển NV bổ sung nhưng mấy ngày qua vẫn có nhiều thí sinh có các mức điểm từ 22 đến 25 tìm đến. Với kết quả này, các em hoàn toàn có thể trúng tuyển ở đợt xét NV1 nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các em đã đánh mất cơ hội.
Qua tìm hiểu, được biết những thí sinh này đã rớt NV1 tại một số trường như Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Ngoại thương… Có thí sinh đạt 24 điểm rớt NV1 ở Trường ĐH Y Dược TP HCM khi được hỏi tại sao không rút hồ sơ để xét tuyển trường khác thì em này trả lời: Trước ngày 20-8, em thấy mình vẫn có cơ hội nhưng đến ngày 20-8 thì em lại không kịp rút hồ sơ vì ở quê xa.
Nguy cơ lỡ hẹn
Những thí sinh có điểm cao nhưng không trúng tuyển trong đợt xét tuyển NV1 hầu như không còn cơ hội trong đợt xét tuyển NV bổ sung vào trường “ngon” bởi ở đợt đầu, các trường ĐH công lập đã tuyển đủ chỉ tiêu.
Trong danh sách các trường xét tuyển NV bổ sung ở khu vực phía Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố gần đây thì phần lớn những trường ĐH công lập tại các tỉnh và các trường ĐH ngoài công lập mới còn chỉ tiêu NV bổ sung. Một số trường công tại TP HCM có xét NV bổ sung nhưng chỉ vài ba ngành ở bậc CĐ với chỉ tiêu hết sức ít ỏi; hay với bậc ĐH nhưng lại là chương trình quốc tế như ở Trường ĐH Nông Lâm TP HCM. Hiện chỉ có Trường ĐH Công nghiệp TP HCM tuyển 175 chỉ tiêu NV bổ sung hệ ĐH và đây chắc hẳn là cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết đợt xét tuyển NV1 năm nay tất cả các ngành đều có lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vượt chỉ tiêu, điểm số lại tốt nên trường xét tuyển đủ chỉ tiêu. Ở nhiều trường ĐH khác, nguồn tuyển cũng dư so với chỉ tiêu nên không có mấy trường dành chỉ tiêu xét tuyển NV bổ sung. Nói như ông Trương Tiến Sỹ: Hồ sơ xét tuyển còn dư giả so với chỉ tiêu thì không ai lại bỏ để đợi xét NV bổ sung!
Rõ ràng, những thí sinh có điểm cao nhưng không trúng tuyển trong đợt xét tuyển NV1 có rất ít cơ hội để xét tuyển NV bổ sung. Vì vậy, các em có nguy cơ rất cao phải lỡ hẹn ở kỳ tuyển sinh năm nay.
Cần điều chỉnh cách thức xét tuyển Một chuyên gia tuyển sinh cho rằng với cách thi và xét tuyển như năm nay, tuy khi xét tuyển còn có nhiều bất cập trong khâu kỹ thuật khiến các trường lẫn thí sinh đều vất vả nhưng về mặt tuyển sinh thì các trường công rất “khỏe” vì ngay đợt đầu đã tuyển đủ chỉ tiêu. Dù vậy, với việc nhiều thí sinh điểm cao vẫn trượt ĐH thì cần xem lại cách thức xét tuyển vì có thí sinh điểm thấp thì đậu nhưng điểm cao lại không còn cơ hội là chưa công bằng. Việc cập nhật điểm chuẩn hằng ngày các trường ĐH cần làm thực chất và vì thí sinh hơn, tránh nhiều trường hợp trượt ĐH oan uổng như năm nay. |
Huy Lân/ nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36