Đem trái tim để chữa lành trái tim
Công nhân Nguyễn Thanh Vân - “Cây chổi vàng” của URENCO Hà Nội | |
Bông hoa đẹp trong phong trào phụ nữ cơ sở | |
Người đầu bếp có đôi tay vàng |
Chất người con gái Hà Thành
Ấn tượng đầu tiên về chị đó là một người phụ nữ nhỏ nhắn, có ánh mắt sáng toát lên sự thông minh, nụ cười hiền hậu và đặc biệt giọng nói phảng phất hơi thở của người con gái Hà Nội dịu dàng, ấm áp. Nhìn chị, khó có thể hình dung đây là một trong những chuyên gia đầu ngành tim mạch trẻ em của Việt Nam.
PGS.TS.Trương Thanh Hương trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp |
Lại nói về sự gặp gỡ tình cờ ấy, vì lo lắng cho người nhà nhập viện phải chờ đợi sốt ruột, bệnh nhân thì đông khủng khiếp, qua sự giới thiệu của một bác sĩ giỏi, mà như lời vị bác sĩ này nói: “Ca khó là phải gặp chị Hương…”, tôi vào phòng hành chính Q2 xin gặp chị. Dù rất bận, nhưng chị vẫn nhiệt tình dành cho tôi một khoảng thời gian. Sau khi hỏi một số thông tin về tình trạng bệnh của người nhà, tôi “vào thẳng” vấn đề luôn: “Nhờ chị giúp bệnh nhân L được phẫu thuật sớm, vì bệnh nhân đang công tác nên rất bận, không có thời gian…”.
Nhà giáo Ưu tú - PGS.TS.Trương Thanh Hương: Quá trình công tác - Từ 1987 - 1995: bác sĩ điều trị tại Viện Tim mạch - Từ 1995 - 2008: Phó trưởng Phòng Điện tâm đồ và thăm dò điện sinh lý tim - Từ 9/5/2012 đến nay: Chủ nhiệm Trung tâm tim mạch trẻ em Viện Tim mạch (C5 cũ) - Từ 1987 đến nay: Giảng viên bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Viện Tim mạch Danh hiệu, khen thưởng: - Nhà giáo Ưu tú - Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2012. |
Không để tôi trình bày hết câu, trước mặt cán bộ, y bác sĩ, chị “mắng” tôi luôn: Em à, chị cứ nghĩ em hỏi chị về lộ trình và phác đồ điều trị của người nhà em như thế nào mới đúng chứ. Sức khỏe là vấn đề quan trọng, không phải muốn nhanh là nhanh được. Dân mình nhiều khi cũng buồn cười thật, có người bỏ nhiều thời gian dành cho bia rượu triền miên từ ngày này qua ngày khác không thấy lãng phí, đến khi phải vào viện điều trị hậu quả của nó thì cứ muốn nhanh nhanh nhanh chóng chóng cho xong không thì phí thời gian?!. Còn có bao nhiêu người bệnh nặng hơn trường hợp người nhà của em, ai cũng muốn nhanh thì ai phải chờ? Ở bệnh viện này, giàu cũng như nghèo, ai cũng được quan tâm, đối xử công bằng như nhau. Chị và các anh em cán bộ y bác sĩ ở đây luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Cũng như em vậy, em làm báo, em hãy về làm tốt công việc viết báo của mình, đừng để ngòi bút cong, còn vấn đề sức khỏe của bệnh nhân người nhà của em, nếu đã tin tưởng bệnh viên rồi thì cứ để bệnh viện lo. Đội ngũ y bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ nỗ lực chữa trị cho bệnh nhân theo phác đồ điều trì tốt nhất, người nhà cứ an tâm. Thế em nhé, giờ chị phải đi xử lý một ca cấp cứu...
Nói rồi chị “đuổi khéo” tôi ra và vội vã đi xử lý công việc, để mình tôi đứng lại trong sự “tẽn tò”, có phần xấu hổ với chị và các y, bác sĩ.
Ca phẫu thuật của người nhà tôi thành công tốt đẹp. Một tuần sau bệnh nhân xuất viện với sức khỏe ổn định trong sự vui mừng của gia đình. Tôi “thay mặt” gia đình quay lại cảm ơn chị và đội ngũ y, bác sĩ Q2. Đấy cũng là lần thứ hai tôi được gặp chị. Và đó cũng là một trong những lần gặp ý nghĩa và “đáng gặp” nhất trong cuộc đời làm báo của tôi. Lần gặp gỡ này không còn “nhờ vả”, không có công việc, chị say xưa kể cho tôi nghe về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện làm khoa học, về những chuyến đi từ thiện khám chữa cho bệnh nhân nhi nghèo miễn phí chẳng may mắc bệnh tim bẩm sinh.
Niềm đam mê làm khoa học
PGS.TS.Trương Thanh Hương là một trong hai BSNT tim mạch khóa đầu tiên của đại học Y Hà Nội, BS. Trương Thanh Hương có cơ hội tiệm cận, được đào tạo một cách bài bản ở một số Trung tâm Y khoa quốc tế. Sau khi tốt nghiệp BSNT với số điểm cao, chị được tiếp nhận công tác tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai và là giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội. Với những thành tích xuất sắc trong học tập và công tác, BSNT. Thanh Hương được cử đi tu nghiệp về Tim mạch học lâm sàng và Siêu âm - Doppler tim tại Đại học Paris VI. Bệnh viện Saint Antoin Paris; tiếp đó là Tim bẩm sinh tại Bệnh viện Robert Debre.
Năm 1997, trở về nước, với những kiến thức đã được đào tạo, qua sách vở và thực tiễn lâm sàng điều trị hàng ngày, BSNT. Trương Thanh Hương lại rất quan tâm và lo ngại đến tình trạng Tăng huyết áp và Rối loạn lipid máu. Sự cần thiết phải lưu tâm đến cả rối loạn lipid máu và tăng huyết áp ở nước ta đã được khẳng định qua thực tiễn điều trị. Và đến nay xét nghiệm lipid máu đã trở thành xét nghiệm gần như là thường quy và cơ bản cho phần lớn các bệnh nhân trung niên khi đến viện và trong các gói khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên của các cơ quan. Từ đó mà có nhiều người được phát hiện và điều trị rối loạn lipid máu, làm ngừng quá trình xơ vữa động mạch với các biến chứng chết người của bệnh.
Với đam mê nghiên cứu khoa học của mình, hiện nay chị đang tiếp tục nghiên cứu trên lĩnh vực mới đó là xét nghiệm phân tử tim mạch lâm sàng và đi sâu nghiên cứu về tăng cholesterol máu gia đình di truyền. Không chạy theo các nghiên cứu phi thực tiễn mà luôn tìm ra ý tưởng nghiên cứu, các công nghệ thiết thực phục vụ cho điều trị phòng bệnh và đào tạo nguồn nhân lực y tế trẻ chính là hướng đi mà PGS.TS Trương Thanh Hương luôn hướng đến. Với những nỗ lực của mình, năm 2012, chị vinh dự nhận được Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam.
Người phụ nữ có trái tim ấm áp
Vừa làm công tác chuyên môn, vừa đảm nhiệm vai trò giảng viên bộ môn tim mạch - Đại học Y Hà Nội, bên cạnh đó là công tác nghiên cứu khoa học, công việc bộn bề là thế nhưng lúc nào chị cũng dành thời gian cho các bệnh nhi nghèo.
"Người mẹ" thân yêu của trẻ em có trái tim lỗi nhịp |
Theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 16.000 đến 20.000 trẻ sinh ra bị mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó 70% bệnh tim bẩm sinh không phức tạp có thể chữa trị triệt để nhưng có tới 60% trẻ thuộc hộ nghèo và cận nghèo, ít có điều kiện phẫu thuật và điều trị. Đây cũng là lý do mà PGS.TS Trương Thanh Hương cùng tập thể bác sĩ Khoa Tim mạch nhi đã và đang tổ chức các đợt khám sàng lọc, phát hiện bệnh nhân ở cơ sở, chủ động liên hệ với nhà tài trợ giúp đỡ những trường hợp khó khăn. Hàng năm, Viện tim mạch Việt Nam luôn có các chương trình đồng hành cùng trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh tim bẩm sinh, thăm khám, tầm soát sớm, hỗ trợ và cấp thuốc miễn phí cho trẻ em vùng sâu, vùng xa trên khắp cả nước. Dù bất cứ ở đâu, chị cũng xông xáo đi đầu, không ngại khó, ngại khổ, không nề hà việc gì miễn là giúp được càng nhiều bệnh nhi càng tốt. PGS.TS Trương Thanh Hương tâm niệm: Công việc của mình, tuy nhỏ bé nhưng mình chỉ mong nó sẽ lan tỏa như ‘vết dầu loang” để cuộc đời này bớt những khổ đau.
Ở Viện tim mạch Việt Nam, chị có biệt danh là “ Người mẹ của những trái tim lỗi nhịp”. Bên giường bệnh, bàn tay yếu ớt của bệnh nhân nhi khẽ nắm lấy bàn tay của vị bác sĩ và gọi tiếng “mẹ” thân thương nghe thật ấm áp. Nhìn thấy bệnh nhân khỏe mạnh và học trò ngày càng vững vàng là niềm vui lớn nhất của chị. Bởi thế, trong các chuyến đi khám bệnh miễn phí cho người dân ở các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Đắk Lắk… chị luôn đưa học trò đi cùng để bồi đắp tình thương yêu, sự cảm thông sâu sắc với người bệnh. Cách rèn học trò của PGS.TS Trương Thanh Hương cũng đặc biệt. Chị dạy học trò bằng chính cách ứng xử của bản thân trong những lần đi buồng, xuống cơ sở hay đơn giản là lắng nghe bệnh nhân tâm sự, chia sẻ. Nhiều học trò đã trưởng thành, đang công tác tại các tuyến bệnh viện là những hạt giống tốt được ươm và nảy mầm như các bác sĩ Thanh, bác sĩ Hoa (Q2 - Viện tim mạch Việt Nam), bác sĩ Dũng (Hà Tĩnh), bác sĩ Diễm (Cần Thơ) …Và danh hiệu Nhà giáo ưu tú là phần thưởng xứng đáng của Đảng, Nhà nước trao tặng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhà khoa học, PGS.TS Trương Thanh Hương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18